Loading web-font TeX/Math/Italic

Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Câu 4. [HSG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2019] Trong mặt phẳng tọa độ vuông góc Oxy, hai điểm nguyên (hoành độ và tung độ là các số nguyên) A,B được gọi là “thân thiết” với nhau nếu A,B khác O-1\le \overrightarrow{OA}\cdot \overrightarrow{OB}\le 1 với O là gốc tọa độ. a) Hỏi có tất cả bao nhiêu điểm nguyên M(x,y) với \left| x \right|\le 19,\left| y \right|\le 19 thỏa mãn điểm M và điểm N(3;7) “thân thiết” với nhau? b) Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu điểm nguyên đôi một “thân thiết” với nhau?


Câu 4. [HSG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2019] Trong mặt phẳng tọa độ vuông góc Oxy, hai điểm nguyên (hoành độ và tung độ là các số nguyên) A,B được gọi là “thân thiết” với nhau nếu A,B khác O-1\le \overrightarrow{OA}\cdot \overrightarrow{OB}\le 1 với O là gốc tọa độ.
a) Hỏi có tất cả bao nhiêu điểm nguyên M(x,y) với \left| x \right|\le 19,\left| y \right|\le 19 thỏa mãn điểm M và điểm N(3;7) “thân thiết” với nhau?
b) Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu điểm nguyên đôi một “thân thiết” với nhau?
Lời giải
a) Ta có điều kiện -1\le 3x+7y\le 1 nên có ba trường hợp:
(1) Nếu 3x+7y=0 thì (x,y)=(-7t,3t) với t\in \mathbb{Z} thỏa mãn. Xét hệ ràng buộc sau
\left\{ \begin{align} & -19\le -7t\le 19 \\ & -19\le 3t\le 19 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow -2\le t\le 2t\ne 0 nên có tất cả 4 điểm.
(2) Nếu 3x+7y=1 thì (x,y)=(-2+7t,1-3t) với t\in \mathbb{Z} thỏa mãn. Xét hệ ràng buộc \left\{ \begin{align} & -19\le -2+7t\le 19 \\ & -19\le 1-3t\le 19 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow -2\le t\le 3 nên có tất cả 6 điểm.
(3) Nếu 3x+7y=-1 thì (x,y)=(2+7t,-1-3t) với t\in \mathbb{Z} thỏa mãn. Xét hệ ràng buộc \left\{ \begin{align} & -19\le 2+7t\le 19 \\ & -19\le -1-3t\le 19 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow -3\le t\le 2 nên cũng có tất cả 6 điểm.
Vậy tổng số điểm nguyên thỏa mãn là 4+6+6=16.
b) Gọi điểm đã cho là {{A}_{i}}({{a}_{i}};{{b}_{i}}) với {{a}_{i}},{{b}_{i}}\in \mathbb{Z},i=\overline{1,n}a_{i}^{2}+b_{i}^{2} > 0.
Ta có \left| {{a}_{i}}{{a}_{k}}+{{b}_{i}}{{b}_{k}} \right|\le 1 với mọi i\ne k. Ta thấy rằng:
- Có tối đa hai điểm thuộc trục Ox(1;0)(-1;0).
- Có tối đa hai điểm thuộc trục Oy(0;1),(0;-1).
Ta sẽ chứng minh rằng có không quá 2 điểm không thuộc cả Ox,Oy. Giả sử ngược lại rằng có ba điểm như thế thỏa mãn đề bài là {{A}_{1}}({{a}_{1}},{{b}_{1}}),{{A}_{2}}({{a}_{2}},{{b}_{2}}),{{A}_{3}}({{a}_{3}},{{b}_{3}}). Ta có hai trường hợp:
(1) Nếu có hai điểm thuộc cùng một góc phần tư, giả sử là {{A}_{1}},{{A}_{2}} thì các số {{a}_{1}},{{a}_{2}} cùng dấu, các số {{b}_{1}},{{b}_{2}} cũng cùng dấu nên {{a}_{1}}{{a}_{2}} > 0,{{b}_{1}}{{b}_{2}} > 0\Rightarrow {{a}_{1}}{{a}_{2}}+{{b}_{1}}{{b}_{2}}\ge 2, loại.
(2) Nếu không có điểm nào thuộc cùng một góc phần tư thì phải có hai điểm thuộc hai góc phần tư đối nhau, giả sử là {{A}_{1}},{{A}_{2}} thì các số {{a}_{1}},{{a}_{2}} trái dấu, các số {{b}_{1}},{{b}_{2}} cũng trái dấu nên {{a}_{1}}{{a}_{2}} < 0,{{b}_{1}}{{b}_{2}} < 0\Rightarrow {{a}_{1}}{{a}_{2}}+{{b}_{1}}{{b}_{2}}\le -2, không thỏa.
Do đó, điều giả sử là sai, tức là tổng cộng có không quá 6 điểm thỏa mãn đề bài.
Ta có {{A}_{1}}(0;1),{{A}_{2}}(0;-1),{{A}_{3}}(1;0),{{A}_{4}}(-1;0),{{A}_{5}}(1;1),{{A}_{6}}(-1;1) đôi một “thân thiết”.

Bài viết cùng chủ đề:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét