Câu 1.(HSG TỈNH LỚP 12 SỞ BẮC GIANG NĂM 2016 – 2017) Tìm m để hàm số $y=\cos3x+6m\cos2x-21\cos x+2m-8$ đồng biến trên khoảng $(0;\pi)$. |
Câu 2.(HSG cấp tỉnh tp Đà Nẵng 2017-2018) Tìm tất cả giá trị của $m$ để hàm số $y=-{{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}+3\left( m+1 \right)x+2$ đồng biến trên một khoảng có độ dài lớn hơn $2$ . |
Câu 3.(SỞ GD&ĐT HÀ NAM NĂM HỌC 2016- 2017 LỚP 12) Cho hàm số $y=\dfrac{1}{3}m{{x}^{3}}-(m-1){{x}^{2}}+3(m-2)x+1$ , với $m$ là tham số thực. Tìm $m$để hàm số đồng biến trên $\left[ 2;+\infty \right)$. |
Câu 4.(HSG cấp tỉnh BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2017-2018) Cho hàm số $y=-x+\sqrt{{{x}^{2}}+x+m}$ ($m$ là tham số). Tìm tất cả các giá trị $m$ để hàm số nghịch biến trên $\mathbb{R}$. |
Câu 5.(HSG cấp tỉnh Phú Thọ2017-2018) Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$sao cho hàm số $y=\left( {{m}^{2}}-1 \right){{x}^{3}}+\left( m-1 \right){{x}^{2}}-x+4$ luôn nghịch biến trên khoảng $\left( -\infty ;+\infty \right)$. Tính tổng các phần tử của $S$. A. $1$. B. $-1$. C. $0$. D. $2$. |
Câu 6.(HSG cấp tỉnh Ninh Bình 2017-2018) Cho hàm số $y=\dfrac{x+4}{2x+m}$ . Tìm tất cả các giá trị thực của $m$ để hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 1;+\infty \right)$ A. $m\in \left( -\infty ;8 \right)$ . B. $m\in \left( -2;8 \right)$ . C. $m\in \left[ -2;8 \right)$ . D. $m\in \left[ -2;+\infty \right)$ . |
Câu 7.Tìm $m$ để hàm số$f\left( x \right)=\dfrac{x-2}{mx-2}$ đồng biến trên khoảng $(0;1).$ |
Câu 8.(HSG Bắc Giang năm 2016 – 2017) Tìm $m$ để hàm số$f\left( x \right)=\dfrac{x-2}{mx-2}$ đồng biến trên khoảng $(0;1).$ |
Câu 9.(HSG cấp tỉnh Bắc Giang 2016-2017) Tìm $m$ để hàm số $y=\cos 3x+6m\cos 2x-21\cos x+2m-8$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;\pi \right)$. |
Câu 10.(HSG¬ K12 Bình Thuận 2016 2017) Cho hàm số $y=\dfrac{1}{3}{{x}^{3}}+\left( m-1 \right){{x}^{2}}-\left( 6m+3 \right)x+\dfrac{2}{3}$. Với các giá trị nào của $m$, hàm số đồng biến trên khoảng $\left( 4;+\infty \right)$? |
Câu 11.(HSG cấp tỉnh Hà Nam 2016-2017) Cho hàm số $y=\dfrac{1}{3}m{{x}^{3}}-(m-1){{x}^{2}}+3(m-2)x+1$ , với m là tham số thực. Tìm m để hàm số đồng biến trên $\left[ 2;+\infty \right)$. |
Câu 12.(HSG Quảng Ngải 16-17) Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $y=\dfrac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}-\left( m-3 \right)x+8{{m}^{2}}$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;\,3 \right)$. |
Câu 13.(HỌC SINH GIỎI QUẢNG NGÃI 2016-2017)a) Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $y=\dfrac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}-\left( m-3 \right)x+8{{m}^{2}}$ đồng biến trên khoảng $\left( 0;\,3 \right)$. |
Câu 14.(HỌC SINH GIỎI QUẢNG NGÃI 2016-2017)Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số $y=-{{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}-3m-1$ có điểm cực đại, cực tiểu và các điểm cực trị đó đối xứng với nhau qua đường thẳng $x+2y+1=0$. |
Câu 15.(HSG cấp tỉnh Hà Nam 2017-2018) Cho hàm số $y=-{{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}+3(1-{{m}^{2}})x+{{m}^{3}}-{{m}^{2}}$ , với $m$ là tham số thực. Chứng minh rằng $\forall m\in \mathbb{R}$ hàm số trên luôn có hai điểm cực trị. Tìm tọa độ điểm $M$ thuộc đồ thị hàm số trên thỏa mãn điều kiện điểm $M$ vừa là điểm cực đại của đồ thị hàm số ứng với giá trị này của $m$ đồng thời điểm $M$ vừa là điểm cực tiểu của đồ thị ứng với giá trị khác của $m$ . |
Câu 16.a) Cho hàm số $y={{x}^{4}}-2\left( m-1 \right){{x}^{2}}+2018\left( C \right)$ ,$m$ là tham số. Định $m$ để đồ thị $\left( C \right)$ có ba điểm cực trị $A,B,C$ và tam giác $ABC$ là tam giác đều. |
Câu 17.(HSG Cao Bằng 2017-2018) Tìm các giá trị của tham số $m$ để hàm số $y=\dfrac{{{x}^{3}}}{3}-2{{x}^{2}}+mx-1$có hai điểm cực trị ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ thỏa mãn$\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=2$. |
Câu 18.(HSG12 cấp tỉnh HÒA BÌNH 2017-2018)Tìm các điểm cực trị của đồ thị hàm số $f\left( x \right)=1+3{{x}^{2}}-2{{x}^{3}}$. |
Câu 19.( HSG 12 cấp tỉnh ĐỒNG THÁP 2016-2017) Cho hàm số $y={{x}^{4}}-2{{m}^{2}}{{x}^{2}}+{{m}^{4}}+m$ có đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$, $m$ là tham số. a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi $m=-1$. b) Với những giá trị nào của $m$ thì đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ có ba điểm cực trị, đồng thời ba điểm cực trị đó lập thành một tam giác có diện tích bằng $32$. |
Câu 20.(HSG cấp tỉnh Phú Thọ2017-2018) Cho hàm số $y=x^{3}-3 x^{2}+m x+1$. Tìm $m$ để đồ thị hàm số có hai điểm cực trị sao cho khoảng cách từ điểm $I\left( \dfrac{1}{2};\,\dfrac{7}{2} \right)$ tới đường thẳng đi qua hai điểm cực trị đó là lớn nhất. |
Câu 21.(HSG cấp Thành phố Cần Thơ 2017-2018) Cho hàm số $y=\dfrac{1}{3}{{x}^{3}}-\dfrac{1}{2}\left( m+4 \right){{x}^{2}}-\left( 2{{m}^{2}}-5m-3 \right)x+2m-1$ ($m$ là tham số thực). Tìm tất cả các giá trị của $m$ để hàm số đã cho có hai điểm cực trị ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ sao cho ${{x}_{1}},{{x}_{2}}$ lần lượt là độ dài hai cạnh liên tiếp của một hình chữ nhật có đường chéo nhỏ nhất. |
Câu 22.(HSG LỚP 12 TỈNH VĨNH LONG) Cho hàm số $y={{x}^{3}}-\dfrac{3}{2}m{{x}^{2}}+\dfrac{1}{2}{{m}^{3}}$ có đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ ( $m$ là tham số). Tìm tất cả giá trị thực của tham số $m$ để đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ có hai điểm cực trị là $A\text{ v }\!\!\grave{\mathrm{a}}\!\!\text{ }B$ sao cho đường thẳng $AB$ vuông góc đường thẳng $d:y=x$ . |
Câu 23.(HSGBẮC NINH – 2016 – 2017) Cho hàm số $y={{x}^{4}}-4\left( m-1 \right){{x}^{2}}+2m-1$ có đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ . Tìm tất cả giá trị của tham số m để đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ có ba điểm cực trị là ba đỉnh của một tam giác đều. |
Câu 24.(HSG tỉnh Hải Dương 2016-2017) Cho hàm số $y={{x}^{4}}-2\left( m+1 \right){{x}^{2}}+2$. Tìm $m$ để đồ thị hàm số có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác có đường tròn ngoại tiếp đi qua điểm $M\left( \dfrac{\sqrt{3}}{2};\dfrac{1}{2} \right)$. |
Câu 25.(HSG cấp tỉnh Hưng Yên 2017-2018) Cho hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+\left( m+1 \right)x-4$,m là tham số.Tìm các giá trị của m để đồ thị hàm số có 2 điểm cực trị và khoảng cách từ điểm $A\left( \dfrac{7}{2};1 \right)$ đến đường thẳng đi qua hai điểm cực trị đó lớn nhất. |
Câu 26.(HSG TỈNH LỚP 12 SỞ BẮC GIANG NĂM 2016 – 2017) Tìm các giá trị của tham số $m$ để đồ thị hàm số $f(x)=x^3+(m^2-3)x+m^2+m-2$ có hai điểm cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng $y=\dfrac{1}{2}x-2$. |
Câu 28.(HSG cấp tỉnh BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2017-2018) Cho một chất điểm chuyển động thẳng xác định bởi phương trình $S=\dfrac{1}{4}{{t}^{4}}-{{t}^{3}}+5{{t}^{2}}+10t+1$. Trong đó, $S$ tính bằng mét, $t$ tính bằng giây. Hỏi từ thời điểm $t=1s$ đến thời điểm $t=5s$ thì vận tốc lớn nhất của chất điểm là bao nhiêu? |
Câu 29.(HSG cấp tỉnh Ninh Bình 2017-2018) Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số $m$để hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{3}}+mx$ có điểm cực đại và cực tiểu là A. $m\in \left[ 3;+\infty \right)$. B. $m\in \left( 3;+\infty \right)$. C. $m\in \left( -\infty ;3 \right)$. D. $m\in \left( -\infty ;3 \right]$. |
Câu 30.(HSG cấp tỉnh BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2017-2018) Chứng minh hàm số $f\left( x \right)=62x-50-{{5}^{x}}-{{7}^{x}}$ chỉ có một điểm cực đại dương. |
Câu 31.Cho hàm số ${{x}^{4}}=2{{x}^{2}}+1$. Biết đồ thị hàm số có ba điểm cực trị là $A$, $B$, $C$. Khi đó diện tích tam giác $ABC$ là A. $2$. B. $\dfrac{\sqrt{2}}{2}$. C. $\dfrac{1}{2}$. D. $1$. |
Câu 32.(HSG cấp tỉnh Ninh Bình 2017-2018) Cho hàm số $y=-{{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}-3\left( {{m}^{2}}-1 \right)x+m$. Gọi $A$ là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số $m$để hàm số đạt cực tiểu tại $x=2$. Khi đó tập $A$ là tập con của tập hợp A. $\left( -\infty ;-1 \right]$. B. $\left( 3;+\infty \right)$. C. $\left( -\infty ;1 \right]$. D. $\left( 2;+\infty \right)$. |
Câu 33.(HSG cấp tỉnh BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2017-2018) Cho hàm số $y=\dfrac{1}{3}{{x}^{3}}+\left( m-2 \right){{x}^{2}}+\left( 5m+4 \right)x+3m+1$ với $m$ là tham số. Tìm tất cả giá trị của $m$ để hàm số đã cho có hai điểm cực trị ${{x}_{1}}$; $x{}_{2}$ thỏa mãn ${{x}_{1}} < 2 < {{x}_{2}}$. |
Câu 34.(HSG cấp tỉnh Ninh Bình 2017-2018) Số điểm cực trị của hàm số $y=-\dfrac{1}{3}{{x}^{3}}-x-7$ là: A. $0$ . B. $1$ . C. $3$ . D. $2$ . |
Câu 35.(HSG cấp tỉnh Phú Thọ2017-2018) Cho hàm số $y=f\left( x \right)$ có đồ thị như hình vẽ bên. Tìm số điểm cực trị của hàm số $y=f\left( {{x}^{2}}-2x \right)$. A. $5$. B. $2$. C. $3$. D. $4$. |
Câu 36.(HSG cấp tỉnh Phú Thọ2017-2018) Gọi $\Delta $ là đường thẳng đi qua điểm cực đại của đồ thị hàm số $y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}$ và có hệ số góc $m$. Có tất cả bao nhiêu giá trị của $m$sao cho tổng khoảng cách từ hai điểm cực tiểu của đồ thị hàm số đến $\Delta $ là nhỏ nhất. A. $1$. B. $0$. C. $2$. D. $3$. |
Câu 37.(HSG12 cấp tỉnh GIA LAI 2014-2015) Cho hàm số $y={{x}^{3}}+{{x}^{2}}+mx-1$ có đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ , với $m$ là tham số. Tìm các giá trị của tham số $m$ để đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ có điểm cực đại và điểm cực tiểu sao cho hoành độ các điểm cực đại và điểm cực tiểu đều âm. |
Câu 38.(HSG K12 Cao Bằng 2016 – 2017) Cho hàm số $y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-mx-4$, với $m$ là tham số. Tìm điều kiện của tham số $m$ để hàm số có cực trị. |
Câu 39.(HSG Tỉnh Gia Lai 2014 - 2015) Cho hàm số $y={{x}^{3}}+{{x}^{2}}+mx-1$ có đồ thị (Cm), với m là tham số. 1) Tìm các giá trị của tham số m để đồ thị (Cm) có điểm cực đại và điểm cực tiểu sao cho hoành độ các điểm cực đại và điểm cực tiểu đều âm. |
Câu 40.(HSG lớp 12 Tỉnh Hải Dương 2016 - 2017) Cho hàm số $y={{x}^{4}}-2\left( m+1 \right){{x}^{2}}+{{m}^{2}}+1\text{ }\left( 1 \right)$, với $m$ là tham số thực. Tìm $m$ để đồ thị của hàm số $\left( 1 \right)$ có ba điểm cực trị tạo thành ba đỉnh của một tam giác vuông cân. |
Câu 41.(HSG cấp tỉnh Bắc Giang 2016-2017) Tìm các giá trị của tham số $m$ để đồ thị hàm số $f(x)={{x}^{3}}+\left( {{m}^{2}}-3 \right)x+{{m}^{2}}+m-2$ có 2 điểm cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng $y=\dfrac{1}{2}x-2$. |
Câu 42.(HSG cấp tỉnh Đồng Tháp 2016-2017) Cho hàm số $y={{x}^{4}}-2{{m}^{2}}{{x}^{2}}+{{m}^{4}}+m$ có đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$, $m$ là tham số. Với những giá trị nào của $m$ thì đồ thị $\left( {{C}_{m}} \right)$ có ba điểm cực trị, đồng thời ba điểm cực trị đó lập thành một tam giác có diện tích bằng $32$ (đvdt). |
Câu 43.(HSG cấp tỉnh lớp 12 Hòa Bình2016-2017) Tìm các giá trị của tham số $m$ hàm số $y=2{{x}^{3}}-3\left( 2m+1 \right){{x}^{2}}+12m+1$ có cực đại cực tiểu. |
Câu 44.(HSG Quảng Ngải 16-17)Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số $y=-{{x}^{3}}+3m{{x}^{2}}-3m-1$ có điểm cực đại, cực tiểu và các điểm cực trị đó đối xứng với nhau qua đường thẳng $x+2y+1=0$. |
Câu 45.(HSG cấp tỉnh Long An 2016-2017) Cho hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2$ có đồ thị $(C)$. Hãy tìm tất cả các giá trị của số thực $a$ để điểm cực đại và điểm cực tiểu của đồ thị hàm số $(C)$ nằm khác phía (phía trong và phía ngoài) của đường tròn $(T):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2ax-4ay+5{{a}^{2}}-1=0$. |
Câu 46.(HSG12 cấp tỉnh HÒA BÌNH 2017-2018)Tìm điều kiện của tham số $m$để đồ thị hàm số$y=\dfrac{2x-\sqrt{m{{x}^{2}}+1}}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}}$ có đường tiệm cận đứng. |
Câu 47.(HSG cấp tỉnh tp Đà Nẵng 2017-2018) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để đồ thị hàm số $y=\dfrac{x-2}{\sqrt{m{{x}^{2}}-4}}$ có đúng $4$ đường tiệm cận. |
Câu 48.(HSG cấp tỉnh Phú Thọ2017-2018) Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$để đồ thị hàm số $y=\dfrac{2x+1}{\sqrt{m{{x}^{2}}+1}}$ A. $m=0$. B. $m\le 0$. C. $m < 0$. D. $m > 0$. |
Câu 49.(HSG cấp tỉnh lớp 12 Hòa Bình2016-2017) Tìmtất cả các tiệm cận của đồ thị hàm số $y=\dfrac{2x+3}{x-1}$. |
Câu 50.(HSG Tỉnh Thái Bình – Năm 2017 – 2018) $\left. 1 \right)$ Cho hàm số $y=\dfrac{2x-1}{x+1}$ có đồ thị là $\left( C \right)$ . Tìm tọa độ điểm $M$ thuộc đồ thị $\left( C \right)$ sao cho tổng khoảng cách từ điểm $M$ đến hai đường tiệm cận đạt giá trị nhỏ nhất. |
Câu 51.(HSG cấp tỉnh Vĩnh Phúc 2017-2018) Cho hàm số $y=\dfrac{2-2x}{x+1}$ có đồ thị là $(H)$. Gọi $I$ là giao điểm của hai đường tiệm cận của $(H)$ và $M$ là một điểm bất kì trên $(H)$. Tiếp tuyến với $(H)$ tại $M$ cắt tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của$(H)$lần lượt tại $E$ và $F$. Chứng minh rằng tam giác $IEF$ có diện tích không đổi. |
Câu 52.(HSG tỉnh Thừa Thiên Huế 2017-2018) Cho hàm số $y=\dfrac{2x-m}{mx+1},\,\left( {{H}_{m}} \right)$. a.Khi $m=1$, hàm số đã cho có đồ thị $\left( {{H}_{1}} \right)$ cắt các trục $Ox,Oy$ lần lượt tại hai điểm $A$ và $B$.Tính diện tích tam giác $OAB$. b.Chứng minh rằng với mọi $m\ne 0$ thì đồ thị hàm số $\left( {{H}_{m}} \right)$ cắt đường thẳng $\left( d \right):y=2x-2m$ tại hai điểm phân biệt $C,\,D$ thuộc một đường $\left( H \right)$ cố định. Đường thẳng $\left( d \right)$ cắt $Ox,\,Oy$ lần lượt tại các điểm $M,\,N$. Tìm $m$ để ${{S}_{OCD}}=3.{{S}_{OMN}}$ |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét