Loading [MathJax]/extensions/MathEvents.js

Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Hình học không gian trong các đề thi HSG toán 12 năm 2017-2018 phần 2



Câu 1.(HỌC SINH GIỎI QUẢNG NGÃI 2016-2017) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB=a,\,AD=b\left( a,b > 0 \right), SA vuông góc với mặt phẳng đáy(ABCD)SA=2a. Lấy điểm M bất kì thuộc cạnh SA sao cho AM=x với 0 < x < 2a .) Xác định x để mặt phẳng (MBC) chia khối chópS.ABCD thành hai phần có thể tích bằng nhau.


Câu 2.(HSG tỉnh Bình Phước 2017-2018) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB=AD=a, CD=2a. Biết rằng hai mặt phẳng \left( SAC \right)\left( SBD \right) cùng vuông góc với mặt phẳng đáy, góc giữa \left( SBC \right) và mặt đáy bằng {{45}^{0}}. Tính theo a thể tích của khối chóp S.ABCD và khoảng cách giữa hai đường thẳng SDBC.


Câu 3.(HSG lớp 12 Tỉnh Hải Dương 2016 - 2017)
1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh bằng a. Hình chiếu vuông góc của đỉnh S lên mặt phẳng \left( ABCD \right) là trung điểm của OC. Góc giữa mặt phẳng \left( SAB \right) và mặt phẳng \left( ABCD \right) bằng 60{}^\circ . Tính thể tích khối chóp S.ABCD theo a.



Câu 4.(HSG Quảng Ngải 16-17) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB=a,\,AD=b\left( a,b > 0 \right), SA vuông góc với mặt phẳng đáy(ABCD)SA=2a. Lấy điểm M bất kì thuộc cạnh SA sao cho AM=x với 0 < x < 2a . Xác định x để mặt phẳng (MBC) chia khối chópS.ABCD thành hai phần có thể tích bằng nhau.


Câu 5.(HSG Tỉnh Thái Bình – Năm 2017 – 2018)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O cạnh bằng a , \widehat{ABC}=60{}^\circ , SA=SB=SC, SD=2a. Gọi \left( P \right) là mặt phẳng qua A và vuông góc với SB tại K.
\left. 2 \right) Mặt phẳng \left( P \right) chia khối chóp S.ABCD thành hai phần có thể tích {{V}_{1}}; {{V}_{2}} trong đó {{V}_{1}} là thể tích khối đa diện chứa đỉnh S. Tính \dfrac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}.


Câu 6.(HSG cấp tỉnh lớp 12 Hòa Bình2016-2017) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a,tam giác SAD đều và mặt phẳng (SAD) vuông góc với mặt phẳng (ABCD).Gọi M và N lần lượt là trung điểm của SB và DC.
a) Tính thể tích khối tứ diện SMCN
b) Chứng minh rằng đường thẳng AM vuông góc với (SBN)


Câu 7.(HSG cấp tỉnh Vĩnh Phúc 2016-2017) Cho tứ diện ABCD\widehat{BAC}=\widehat{CAD} =\widehat{DAB}=60{}^\circ , các cạnh \,AB=8\text{(}cm\text{)} , AC=9\text{(}cm\text{)}, AD=10\text{(}cm\text{)}. Gọi {{A}_{1}},\,{{B}_{1}},\,{{C}_{1}},\,{{D}_{1}} lần lượt là trọng tâm của các tam giác BCD,\, ACD,\, ABD,\, ABC.
b) Tính thể tích khối tứ diện {{A}_{1}}{{B}_{1}}{{C}_{1}}{{D}_{1}}.


Câu 8.(HSG cấp tỉnh Phú Thọ2017-2018) Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có cạnh đáy bằng a, góc giữa đường thẳng B'C và mặt phẳng đáy \left( ABC \right) bằng {{30}^{0}}. Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C' .


Câu 9.(HSG LỚP 12 TỈNH VĨNH LONG)Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' biết tam giác ABC là tam giác cân, AB=BC=3a , AC=2a. Các mặt phẳng (B'AB),\,(B'AC),\,(B'BC) cùng tạo với mặt phẳng (ABC) một góc {{60}^{0}}.
Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'.


Câu 10.(HSG cấp tỉnh BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2017-2018) Trong không gian cho 4 đường thẳng {{d}_{1}}, {{d}_{2}}, {{d}_{3}}, {{d}_{4}} đôi một song song và không có 3 đường nào nằm trong cùng một mặt phẳng. Mặt phẳng \left( P \right) cắt 4 đường thẳng {{d}_{1}}, {{d}_{2}}, {{d}_{3}}, {{d}_{4}} theo thứ tự là A, B, C, D. Mặt phẳng \left( Q \right) cắt 4 đường thẳng {{d}_{1}}, {{d}_{2}}, {{d}_{3}}, {{d}_{4}} theo thứ tự là {A}', {B}', {C}', {D}' (\left( Q \right) khác \left( P \right)). Chứng minh thể tích của hai khối đa diện {D}'ABCD{A}'{B}'{C}' bằng nhau.


Câu 11.(SỞ GD&ĐT HÀ NAM NĂM HỌC 2016- 2017 LỚP 12) Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có đáy ABCDlà hình thoi cạnh a, \widehat{BAD}={{60}^{{}^\circ }}, A'A=A'B=A'D. Cạnh bên AA' hợp với mặt phẳng \left( ABCD \right) một góc {{60}^{{}^\circ }}. Tính theo a thể tích khối hộp ABCD.A'B'C'D' và khoảng cách giữa hai đường thẳng BC, AD'.


Câu 12.(HSG TỈNH LỚP 12 SỞ BẮC GIANG NĂM 2016 – 2017) Cho hình hộp đứng ABCD.A'B'C'D' có đáy là hình thoi, \widehat{ABC} > 90^\circ. Góc giữa hai mặt phẳng (A'BC)(ABCD) bằng 45^\circ; khoảng cách từ điểm C' đến mặt phẳng (A'CD) bằng a. Gọi E là trung điểm cạnh CD. Tính thể tích khối hộp đã cho và bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện AA'DE.


Câu 13.(HSG cấp tỉnh Ninh Bình 2017-2018) Cho hình lăng trụ ABC.{A}'{B}'{C}' có cạnh bên bằng 2a , đáy ABC là tam giác vuông tại A , AB=a , AC=a\sqrt{3} . Hình chiếu vuông góc của {A}' trên mặt phẳng (ABC) là trung điểm củaBC. Thể tích của khối lăng trụ đã cho là:
A. \dfrac{3{{a}^{2}}}{2}.
B. \dfrac{{{a}^{2}}}{2}.
C. {{a}^{3}}\sqrt{3}.
D. \dfrac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{3}.


Câu 14.(HSG cấp tỉnh Ninh Bình 2017-2018) Cho hình lăng trụ ABC.{A}'{B}'{C}' có đáy là tam giác đều cạnh a . Mặt phẳng (A{B}'{C}') tạo với mặt đáy góc 60{}^\circ . Thể tích khối lăng trụ ABC.{A}'{B}'{C}' là:
A. V=\dfrac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{2}.
B. V=\dfrac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{8}.
C. V=\dfrac{3{{a}^{3}}\sqrt{3}}{8}.
D. V=\dfrac{3{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}.


Câu 15.Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc hạ từ A' xuống \left( ABC \right) là trọng tâm của tam giác ABC . Mặt phẳng \left( BCC'B' \right) hợp với mặt phẳng đáy góc {{45}^{o}}.
Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'


Câu 16.(HSG Bắc Giang năm 2016 – 2017) Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc hạ từ A' xuống \left( ABC \right) là trọng tâm của tam giác ABC . Mặt phẳng \left( BCC'B' \right) hợp với mặt phẳng đáy góc {{45}^{o}}.
Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'


Câu 17.(HSG cấp tỉnh Bắc Giang 2016-2017) Cho hình hộp đứng ABCD.A'B'C'D' có đáy là hình thoi,\widehat{ABC} > {{90}^{0}}.Góc giữa A'C và mặt phẳng \left( ABCD \right) bằng {{30}^{0}},góc giữa 2 mặt phẳng \left( A'BC \right)\left( ABCD \right) bằng {{45}^{0}},khoảng cách từ điểm C’ đến \left( A'CD \right) bằng a .Gọi E là trung điểm của cạnh CD .Tính thể tích khối hộp đã cho và bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện A'ADE


Câu 18.(HSG cấp tỉnh BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2017-2018) Cho tứ diện ABCD, M là một điểm thuộc miền trong của tam giác BCD. Qua Mket các đường thẳng lần lượt song song AB,ACAD cắt các mặt \left( ACD \right),\left( ABD \right)\left( ABC \right) tại các điểm H,IK. Chứng minh AB.AC.AD\ge 27MH.MI.MK.


Câu 19.(HSG cấp tỉnh Hà Nam 2017-2018) Cho mặt cầu có tâm O và bán kính \mathscr{R} . Từ một điểm S bất kỳ trên mặt cầu ta dựng ba cát tuyến bằng nhau, cắt mặt cầu tại các điểm A,B,C ( khác với S ) và\widehat{ASB}= \widehat{BSC}= \widehat{CSA}=\alpha . Tính thể tích khối chóp S.ABC theo \mathscr{R}\alpha . Khi \alpha thay đổi, tìm \alpha để thể tích khối chóp S.ABC lớn nhất.


Câu 20.(HSG tỉnh Hải Dương 2016-2017)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi, góc \widehat{BAD}={{120}^{0}}, BD=a > 0, cạnh bênSA vuông góc mặt phẳng \left( ABCD \right), góc giữa mặt phẳng \left( SBC \right)\left( ABCD \right) bằng 60{}^\circ . Điểm K thay đổi trên đoạn SC.
a) Tìm các vị trí của K sao cho tam giác BKD lần lượt có diện tích nhỏ nhất, lớn nhất.
b) Khi K là điểm sao cho diện tích tam giác BKD nhỏ nhất. Tính tỉ số thể tích hai khối đa diện do mặt phẳng \left( BKD \right) chia khối chóp S.ABCD.


Câu 21.(HSG tỉnh Hải Dương 2016-2017)
Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.{A}'{B}'{C}'AB=A{A}'=a. Điểm M thay đổi trên đường thẳng A{B}' sao cho mặt phẳng qua M, vuông góc AB cắt đường thẳng B{C}' tại điểm N trên đoạn B{C}'. Xác định vị trí của M để biểu thức 2A{{M}^{2}}+M{{N}^{2}} đạt giá trị nhỏ nhất.


Câu 22.(HSG cấp tỉnh Thừa Thiên Huế 2017-2018) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a, SA=SB=SC=aSD=x \left( a > 0,\,x > 0 \right).
b)Tính x theo a để thể tích khối chóp S.ABCD lớn nhất.


Câu 23.(HSG cấp tỉnh lớp 11 – Thanh Hóa – 2017 - 2018) Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Một điểm M di động trên cạnh đáy BC( M khác B , C ). Mặt phẳng (\alpha )đi qua M đồng thời song song với hai đường thẳng SB , AC . Xác định thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi (\alpha ) và tìm vị trí điểm M để thiết diện đó có diện tích lớn nhất.


Câu 24.(HSG cấp tỉnh Hải Phòng 2016-2017) Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh bên bằng a, góc hợp bởi đường cao SH của hình chóp và mặt bên bằng \varphi .
a) Tính theo a\varphi thể tích của khối chóp S.ABCD.
b) Khi a không đổi và \varphi thay đổi, tìm \varphi để thể tích khối chóp S.ABCD đạt giá trị lớn nhất.


Câu 25.(HSG cấp tỉnh Hà Nam 2016-2017) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy, SA=a\sqrt{3}. Điểm M thay đổi thuộc cạnh BC (M khác B, C), điểm N thay đổi thuộc cạnh DC (N khác D, C) sao cho hai mặt phẳng (SAM) và (SAN) hợp với nhau một góc 450. Tìm vị trí của M, N để tổng thể tích của các khối SABM, SMCN, SADN đạt giá trị lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó?


Câu 26.(HSG lớp 12 Tỉnh Hải Dương 2016 - 2017)
2. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có khoảng cách từ A đến mặt phẳng \left( SBC \right) bằng 2, góc giữa mặt phẳng \left( SBC \right) và mặt phẳng \left( ABCD \right) bằng \alpha . Tìm giá trị của \cos \alpha để thể tích khối chóp S.ABCD nhỏ nhất.



Câu 27.(HSG lớp 12 Tỉnh Hải Dương 2016 - 2017)
3. Cho hình lập phương ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}' cạnh bằng a. Lấy điểm M thuộc đoạn A{D}', điểm N thuộc đoạn BD sao cho AM=DN=x,\,\,\,\left( 0 < x < \dfrac{a\sqrt{2}}{2} \right). Tìm x theo a để đoạn MN ngắn nhất.


Câu 28.(HSG LỚP 12 TỈNH VĨNH LONG)Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' biết tam giác ABC là tam giác cân, AB=BC=3a , AC=2a. Các mặt phẳng (B'AB),\,(B'AC),\,(B'BC) cùng tạo với mặt phẳng (ABC) một góc {{60}^{0}}.
Gọi H là hình chiếu của B' trên mặt phẳng \left( ABC \right) . Chứng minh H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC .


Câu 29.(HSG cấp tỉnh BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2017-2018) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, M là điểm di động trên cạnh SC. Mặt phẳng \left( P \right) chứa AM và song song với BD. \left( P \right) cắt SB, SD lần lượt tại N, E. Chứng minh 2SB.SM=SN.SM+SC.SN.


Câu 30.(HSG cấp tỉnh Hà Nội 2016-2017) Cho hình lăng trụ đứng ABC.{A}'{B}'{C}' có đáy ABCvuông tại A. Gọi Mlà trung điểm BC.
1) Chứng minh rằng\widehat{{C}'A{B}'}+\widehat{{B}'AM}+\widehat{MA{C}'}={{180}^{0}} .
2) Chứng minh {{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'A}+{{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'{B}'}+{{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'{C}'}\ge 6.


Câu 31.(CHỌN HSG –THPT HẬU LỘC 2017 - 2018) Cho hình thoi ABCD\widehat{BAD}={{60}^{o}},\,AB=2a. Gọi H là trung điểm AB . Trên đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng \left( ABCD \right) tại H lấy điểm S thay đổi khác H . Trên tia đối của tia BC lấy điểm M sao cho BM=\dfrac{1}{4}BC\text{.} Khi SH=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}. Chứng minh đường thẳng SM vuông góc với mặt phẳng \left( SAD \right)


Câu 32.(ĐỀ MINH HỌA HSG THANH HÓA 2017-2018) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân với AD//BC , AB=BC=a , AD=2a ; tam giác SAD vuông cân tại SSB=a\sqrt{3}.
Gọi M là trung điểm của SA. Chứng minh rằng: BM // \left( SCD \right) .


Câu 33.(HSG cấp tỉnh lớp 11 – Thanh Hóa – 2017 - 2018) Cho tứ diện SABCSA=SB=SC=1. Một mặt phẳng (\alpha ) thay đổi luôn đi qua trọng tâm G của tứ diện, cắt các cạnh SA,\,\,SB,\,\,SC lần lượt tại các điểm A',\,\,B',\,\,C'. Chứng minh rằng biểu thứcT=\dfrac{1}{SA'}+\dfrac{1}{SB'}+\dfrac{1}{SC'} có giá trị không đổi.


Câu 34.(ĐỀ MINH HỌA HSG THANH HÓA 2017-2018) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân với AD//BC , AB=BC=a , AD=2a ; tam giác SAD vuông cân tại SSB=a\sqrt{3}.
Gọi G là trọng tâm của tam giác SCD , H là giao điểm của BG và mp \left( SAC \right) , tính tỉ số \dfrac{HB}{HG}.



Câu 35.(HỌC SINH GIỎI QUẢNG NGÃI 2016-2017)Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB=a,\,AD=b\left( a,b > 0 \right), SA vuông góc với mặt phẳng đáy(ABCD)SA=2a. Lấy điểm M bất kì thuộc cạnh SA sao cho AM=x với 0 < x < 2a .Tính diện tích thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (MBC).


Câu 36.Cho hình lăng trụ đứng ABC.{A}'{B}'{C}' có đáy ABCvuông tại A.
Gọi Mlà trung điểm BC.
1) Chứng minh rằng \widehat{{C}'A{B}'}+\widehat{{B}'AM}+\widehat{MA{C}'}={{180}^{0}} .
2) Chứng minh {{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'A}+{{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'{B}'}+{{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'{C}'}\ge 6.


Câu 37.(HSG12 Hà Nội – năm 2017-2018) Cho hình lăng trụ đứng ABC.{A}'{B}'{C}' có đáy ABCvuông tại A. Gọi Mlà trung điểm BC.
1) Chứng minh rằng \widehat{{C}'A{B}'}+\widehat{{B}'AM}+\widehat{MA{C}'}={{180}^{0}} .
2) Chứng minh {{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'A}+{{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'{B}'}+{{\tan }^{2}}\widehat{M{A}'{C}'}\ge 6.



Câu 38.(HSG Quảng Ngải 16-17) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB=a,\,AD=b\left( a,b > 0 \right), SA vuông góc với mặt phẳng đáy(ABCD)SA=2a. Lấy điểm M bất kì thuộc cạnh SA sao cho AM=x với 0 < x < 2a . Tính diện tích thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (MBC).


Câu 39.(HSG cấp tỉnh Vĩnh Phúc 2017-2018) Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tạiB,\,AB=8, BC=6. Biết SA=6SA vuông góc với mặt phẳng (ABC). Tìm bán kính mặt cầu có tâm thuộc phần không gian bên trong của hình chóp và tiếp xúc với tất cả các mặt của hình chóp S.ABC.

Bài viết cùng chủ đề:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét