Processing math: 100%

Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Bài toán 15.[Singapore-national Team Test 2001-2002] Cho các số thực dương x_1, x_2, x_3. Chứng minh rằng \dfrac{\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)^3}{\left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)^2} \leq 3.

Bài toán 15.[Singapore-national Team Test 2001-2002] Cho các số thực dương x_1, x_2, x_3. Chứng minh rằng \dfrac{\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)^3}{\left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)^2} \leq 3.


Lời giải


Xét bất đẳng thức \dfrac{\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)^3}{\left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)^2} \leq 3.(1)
Cách 1. Áp dụng BĐT Bunyakovsky ta có \begin{align*} &\left(\sqrt{x_1^3} \cdot \sqrt{x_1}+\sqrt{x_2^3} \cdot \sqrt{x_2}+\sqrt{x_3^3} \cdot \sqrt{x_3}\right)^2\\ \leq&\left[\left(\sqrt{x_1^3}\right)^2+\left(\sqrt{x_2^3}\right)^2+\left(\sqrt{x_3^3}\right)^2\right] \times\left[\left(\sqrt{x_1}\right)^2+\left(\sqrt{x_2}\right)^2+\left(\sqrt{x_3}\right)^2\right] \\ \Leftrightarrow&\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)^2 \leq\left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)\left(x_1+x_2+x_3\right) \\ \Leftrightarrow& \dfrac{\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)^4}{\left(x_1+x_2+x_3\right)^2} \leq\left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)^2.\tag{2} \end{align*} Măt khác, cũng theo BĐT Bunyakovsky ta có \begin{align*} &\left(1 x_1+1 x_2+1 x_3\right)^2 \leq\left(1^2+1^2+1^2\right)\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right) \\ \Leftrightarrow&\left(x_1+x_2+x_3\right)^2 \leq 3\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right). \tag{3} \end{align*} Từ (2)(3) suy ra \left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)^2 \geq \dfrac{\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)^4}{3\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)}\Leftrightarrow \dfrac{\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)^3}{\left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)^2} \leq 3. Đẳng thức xảy ra khi x_1=x_2=x_3.
Cách 2. Dùng bất đẳng thức Holder
Nhắc lại bất đẳng thức Holder: Cho cac số thực p, q thỏa mãn p, q > 1\dfrac{1}{p}+\dfrac{1}{q}=1. Khi đó với mọi 2n số thực dương bất kỳ a_1; a_2; \ldots; a_n; b_1; b_2 ;\ldots; b_n ta luôn có \sum_{i=1}^{n} a_{i} b_{i} \leq\left(\sum_{i=1}^{n} a_{i}\right)^{\dfrac{1}{p}}\left(\sum_{i=1}^{n} b_{i}\right)^{\dfrac{1}{q}} Áp dụng BĐT Holder với p=3, q=\dfrac{3}{2}, n=3 a_{1}=a_{2}=a_{3}=1, b_{1}=x_1^2, b_{2}=x_2^2, b_{3}=x_3^2, ta có x_1^2+x_2^2+x_3^2 \leq 3^{\tfrac{1}{3}}\left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)^{\tfrac{2}{3}} \Leftrightarrow \dfrac{\left(x_1^2+x_2^2+x_3^2\right)^3}{\left(x_1^3+x_2^3+x_3^3\right)^2} \leq 3. Cách 3. Dùng bất đẳng thức Cauchy, ta có \begin{align*} (1) \Leftrightarrow&\left(x_1^6+2 x_1^3 x_2^3-3 x_1^4 x_2^2\right)+\left(x_1^6+2 x_1^3 x_3^3-3 x_1^4 x_3^2\right)\\ &+\left(x_2^6+2 x_2^3 x_1^3-3 x_2^4 x_1^2\right)+\left(x_2^6+2 x_2^3 x_3^3-3 x_2^4 x_3^2\right) \\ &+\left(x_3^6+2 x_3^3 x_1^3-3 x_3^4 x_1^2\right)+\left(x_3^6+2 x_3^3 x_2^3-3 x_3^4 x_2^2\right) \\ &+2\left(2 x_1^3 x_2^3+2 x_1^3 x_3^3+2 x_2^3 x_3^3-6 x_1^2 x_2^2 x_3^2\right) \geq 0. \tag{4} \end{align*} Ta có x_1^6+2 x_1^3 x_2^3=x_1^6+x_1^3 x_2^3+x_1^3 x_2^3 \geq 3 \sqrt[3]{x_1^6 \cdot x_1^3 x_2^3 \cdot x_1^3 x_2^3}=3 x_1^4 x_2^2.
Do đó ngoặc thứ nhất không âm. Chứng minh tương tự cho các ngoặc còn lai trong tổng, thì BĐT (4) luôn đúng, do đó BĐT (1) đúng.

Bài viết cùng chủ đề:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét