Loading [MathJax]/extensions/MathEvents.js

Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Bài toán 25.[Irannian IMO TST, 2017] Cho số nguyên k > 1. Xét dãy \left(a_n\right) được xác định bởi {a_1=1}, a_2=ka_{n+1}-(k+1)a_n+a_{n-1}=0 với mọi n\ge 2. Tìm tất cả các số nguyên dương n sao cho a_n là một lũy thừa của k.

Bài toán 25.[Irannian IMO TST, 2017] Cho số nguyên k > 1. Xét dãy \left(a_n\right) được xác định bởi {a_1=1}, a_2=ka_{n+1}-(k+1)a_n+a_{n-1}=0 với mọi n\ge 2. Tìm tất cả các số nguyên dương n sao cho a_n là một lũy thừa của k.


Lời giải


Từ giả thiết, dễ dàng tìm được công thức tổng quát cho các số hạng của dãy \left(a_n\right)a_n=\dfrac{\varphi^{2n-1}+\dfrac{1}{\varphi^{2n-1}}}{\varphi+\dfrac{1}{\varphi}}.\tag{1} trong đó \varphi=\dfrac{\sqrt{k+3}+\sqrt{k-1}}{2}. Ngoài ra, bằng quy nạp, ta dễ dàng chứng minh được dãy số dư khi chia các số hạng của dãy \left(a_n\right) cho k là một dãy tuần hoàn chu kỳ 6: 1, 0, -1, -1, 0, 1. Từ đây, ta suy ra a_n chia hết cho k khi và chỉ khi n\equiv 2 \left(\bmod 3 \right), còn với n\not \equiv 2 \left(\bmod 3 \right) thì \gcd \left(a_n, k\right)=1.(2)
Ta có nhận xét sau:
Nhận xét. Với hai số nguyên dương lẻ m, nm chia hết cho n thì a_{\tfrac{m+1}{2}} chia hết cho a_{\tfrac{n+1}{2}}.(4) nxx4
Thật vậy, đặt m=\ell n với \ell là số nguyên dương lẻ, thì ta có \begin{eqnarray*} \dfrac{a_{\tfrac{m+1}{2}}}{a_{\tfrac{n+1}{2}}}&=&\dfrac{\varphi^{\ell n}+\tfrac{1}{\varphi^{\ell n}}}{\varphi^{n}+\tfrac{1}{\varphi^{ n}}}=\varphi ^{(\ell-1)n}-\varphi ^{(\ell-3)n}+\cdots-\varphi ^{(\ell-3)n}+\dfrac{1}{\varphi ^{(\ell-1)n}}\\ &=&\left(\varphi ^{(\ell-1)n}+\dfrac{1}{\varphi ^{(\ell-1)n}}\right)-\left(\varphi ^{(\ell-3)n}+\varphi ^{(\ell-3)n}\right)+\cdots \in \mathbb{N}. \end{eqnarray*}\varphi^{2t}+\dfrac{1}{\varphi^{2t}} là số nguyên với mọi số tự nhiên t (có thể chứng minh bằng quy nạp hoặc bằng khai triển trực tiếp). Do đó a_{\tfrac{m+1}{2}} chia hết cho a_{\tfrac{n+1}{2}}.
Bây giờ, gọi n là số nguyên dương sao cho a_n là một lũy thừa của k. Đặt a_n=k^m với m tự nhiên.
Rõ ràng n=1n=2 thỏa yêu cầu bài toán. Xét trường hợp n\ge 3, gọi p là một ước nguyên tố của 2n-1. Khi đó theo nxx4, ta có a_n chia hết cho a_{\tfrac{p+1}{2}}.
Gọi q là một ước nguyên tố của a_{\tfrac{p+1}{2}}. Khi đó, ta có k^m chia hết cho q nên k chia hết cho q. Suy ra \gcd \left(a_{\tfrac{p+1}{2}},k\right) > 1. Từ đó theo (2), ta có \dfrac{p+1}{2}\equiv 2 \left(\bmod 3\right), tức là p=3. Kết quả này chứng tỏ 2n-1 là một lũy thừa của 3. Vì n\ge 3 nên 2n-1\ge 7, suy ra 2n-1 chia hết cho 9. Từ đây, sử dụng kết quả nxx4, suy ra a_n chia hết cho a_{\tfrac{9+1}{2}}=a_5=k(k^3+3k^2-3). Vậy k^{m-1} chia hết cho k^3+3k^2-3.
Mặt khác, lại có k^3+3k^2-3 > 1\gcd (k, k^3+3k^2-3)\in \left\lbrace 1;3\right\rbrace nên k^3+3k^2-3 phải là một lũy thừa của 3. Suy ra k chia hết cho 3. Điều này dẫn đến k^3+3k^2-3 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9, từ đó k^3+3k^2-3=3. Không có số nguyên k > 1 nào thỏa mãn phương trình này.
Vậy có hai giá trị n thỏa yêu cầu đề bài là n=1n=2.

Bài viết cùng chủ đề:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét