Processing math: 0%

Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Bài toán 26.[Trung Quốc, 2016] Xét hai dãy \left(u_n\right)\left(v_n\right) được xác định bởi u_0=u_1=1, u_{n+2}=2u_{n+1}-3u_{n}, \forall n\in \mathbb{N}v_0=a, v_1=b, v_2=c, v_{n+3}=v_{n+1}-3v_{n+1}+27n_n, \forall n\in \mathbb{N}, trong đó a, b, c là các số nguyên. Biết rằng tồn tại số nguyên dương N sao cho v_n chia hết cho u_n với mọi n > N. Chứng minh rằng 3a=2b+c.

Bài toán 26.[Trung Quốc, 2016] Xét hai dãy \left(u_n\right)\left(v_n\right) được xác định bởi u_0=u_1=1, u_{n+2}=2u_{n+1}-3u_{n}, \forall n\in \mathbb{N}v_0=a, v_1=b, v_2=c, v_{n+3}=v_{n+1}-3v_{n+1}+27n_n, \forall n\in \mathbb{N}, trong đó a, b, c là các số nguyên. Biết rằng tồn tại số nguyên dương N sao cho v_n chia hết cho u_n với mọi n > N. Chứng minh rằng 3a=2b+c.


Lời giải


Đặt x_1=1+i\sqrt{2}x_2=1-i\sqrt{2}. Khi đó, dễ dàng chứng minh được u_n=\dfrac{{x_1}^n+{x_2}^n}{2}, v_n=\alpha\cdot 3^n+\beta\cdot {x_1}^{2n}+\gamma\cdot {x_2}^{2n} với mọi n tự nhiên, trong đó \alpha=\dfrac{9a+2b+c}{24}, \beta=\dfrac{15a-2b-c-(3a-4b+c)i\sqrt{2}}{48}, \gamma=\dfrac{15a-2b-c+(3a-4b+c)i\sqrt{2}}{48}. Đặt \beta_1=\dfrac{15a-2b-c}{24}\gamma_1=\dfrac{3a-4b+c}{12}. Khi đó, ta có \begin{eqnarray*} v_n&=&\alpha \cdot 3^n+\dfrac{\beta_1-\tfrac{1}{2}\gamma_1i\sqrt{2}}{2}\cdot {x_1}^{2n}+\dfrac{\beta_1+\tfrac{1}{2}\gamma_1i\sqrt{2}}{2}\cdot {x_2}^{2n}\\ &=&\alpha \cdot 3^n+\beta_1\cdot \dfrac{{x_1}^{2n}+{x_2}^{2n}}{2}+\gamma_1\cdot\dfrac{{x_1}^{2n}+{x_2}^{2n}}{2i\sqrt{2}}\\ &=&\alpha \cdot 3^n+\beta_1\cdot \dfrac{\left({x_1}^{n}+{x_2}^{n}\right)^2-2\cdot {x_1}^n{x_2}^n}{2}+\gamma_1\cdot\dfrac{\left({x_1}^{n}-{x_2}^{n}\right)\left({x_1}^{n}+{x_2}^{n}\right)}{2i\sqrt{2}}\\ &=&\left(\alpha-\beta_1\right)\cdot 3^n+2\beta_1\cdot {u_n}^2+\gamma_1\cdot\dfrac{{x_1}^{n}-{x_2}^{n}}{i\sqrt{2}}\cdot u_n. \end{eqnarray*} Dễ thấy \dfrac{{x_1}^{n}-{x_2}^{n}}{i\sqrt{2}}\in \mathbb{Z} với mọi số tự nhiên n. Vì v_n chia hết cho u_n với mọi n > N nên 12v_n cũng chia hết cho u_n với mọi n > N. Từ đây, với chú ý rằng 12(\alpha-\beta_1)\in \mathbb{Z}, 24\beta_1 \in \mathbb{Z}12\gamma_1\in \mathbb{Z}, ta suy ra 12(\alpha-\beta_1)\cdot 3^n=(2a+c-3a)\cdot 3^n chia hết cho u_n với mọi n > N.
Mặt khác, ta dễ dàng chứng minh được \gcd(u_n,3)=1 với mọi số tự nhiên n. Do đó, từ kết quả trên, ta suy ra 2b+c-3a chia hết cho u_n với mọi n > N.
Giả sử 2b+c-3a\ne 0. Khi đó ta có |2b+c-3a|\ge |u_n| với mọi n > N. Suy ra dãy \left(u_n\right) bị chặn với mọi n > N. Vì \left(u_n\right) là dãy các số nguyên nên tồn tại n_0 > N sao cho |u_{n_0}|=\max_{n > N}|u_n|.
Sử dụng bất đẳng thức giá trị tuyệt đối, ta có |u_{n_0}|\ge |u_{n_0}+2|=|3u_{n_0}-2u_{n_0+1}|\ge 3|u_{n_0}|-2|u_{n_0+1}|\ge 3|u_{n_0}|-2|u_{n_0}|=|u_{n_0}|. Do đó, dấu bất đẳng thức phải xảy ra, tức là |u_{n_0}|=|u_{n_0+1}|u_{n_0+1}(3u_{n_0}-2u_{n_0+1})\ge 0. Điều này xảy ra khi và chỉ khi u_{n_0+1}=u_{n_0}. Mà u_{n_0+1}=2u_{n_0}-3u_{n_0-1} nên u_{n_0}=3u_{n_0-1}, mâu thuẫn vì \gcd(u_n,3)=1 với mọi số tự nhiên n.
Vậy 2b+c=3a. Ta có điều phải chứng minh.

Bài viết cùng chủ đề:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét