Bài toán 32.[IMC 2012, Day 2, Problem 3] Số các số nguyên dương n sao cho n!+1 chia hết (2012n)! là hữu hạn hay vô hạn ? (Đề xuất bởi Fedor Petrov, Đại học bang St. Petersburg) |
Lời giải
Lời giải
1. Xét một số thực dương n sao cho n!+1|(2012n)!. Chúng ta biết một điều hiển nhiên rằng với các số nguyên không âm tuỳ ý a_1,\ldots,a_k, (a_1 + \cdots + a_k )! chia hết cho a_1! \ldots a_k!. (Số các dãy số có chứa a_1 số 1, \ldots, a_k số k là \dfrac{(a_1 + \cdots + a_k )!}{a_1!\cdots a_k!}). Cụ thể hơn, đến đây, chúng ta có (n!)^2012 chia hết (2012n)!. Bởi vì n!+1 nguyên tố cùng nhau với (n!)^{2012}, tích của chúng (n!+ 1)(n!)^{2012} cũng sẽ chia hết (2012n)!, và khi đó: (n! + 1) \times (n!)^{2012} \le (2012n)!
Sử dụng bất đẳng thức nổi tiếng sau:
\left(\dfrac{n+1}{e}\right)^n < n! \le n^n,
chúng ta có
\left(\dfrac{n}{e}\right)^{2013n} < (n!)^{2013} < (n!+1)(n!)^{2012} \le (2012n)! < (2012n)^{2012n}
n < 2012^{2012}e^{2013}
Như vậy, chúng ta chỉ có hữu hạn số tự nhiên n thoả mãn điều kiện để bài.
Thay vì sử dụng ước lượng \left(\dfrac{n+1}{e}\right)^n < n!,
chúng ta sử dụng hệ số của hoán vị có lặp:
(x_1+\cdots +x_\ell)^N=\sum\limits_{k_1 + \cdots + k_\ell = N} {\frac{N!}{k_1!\ldots k_\ell!}x_1^{k_1}\ldots x_\ell^{k_1}}
Áp dụng công thức trên với N = 2012 n, \ell= 2012 và x_1 =\ldots = x_\ell = 1, chúng ta có:
\dfrac{(2012n)!}{(n!)^{2012}} < (1+1+\cdots + 1)^{2012n} = 2012^{2012 n},
n! < n! + 1 \dfrac{(2012n)!}{(n!)^{2012}} < 2012^{2012n}.
Ở vế phải, chúng ta có một cấp số nhân, và dĩ nhiên cấp số nhân này sẽ tăng chậm hơn so với hàm giai thừa ở vế trái. Chính vì thế, bất đẳng thức này chỉ đúng với một số giá trị n nhất định.
Lời giải
2. Giả sử rằng n > 2012 là một số nguyên sao cho n! + 1|(2012n)!. Để ý rằng tất cả các ước nguyên tố của n! +1 đều lớn hơn n, và tất cả các ước nguyên tố của (2012n)! đều nhỏ hơn 2012n. Xét một số nguyên tố p sao cho n < p < 2012n. Trong các số 1, 2,\ldots ,2012n, có \left[ \dfrac{2012n}{p} \right] < 2012 số chia hết cho p; vì p^2 > n^2 > 2012n, sẽ không có số nào chia hết cho p^2. Chính vì vậy, luỹ thừa của p trong khai triển ra thừa số nguyên tố của (2012n)! cao nhất sẽ là 2011. Khi đó, n! +1 = \gcd(n! + 1, (2012n)!) < \prod\limits_{n < p < 2012p} {p^{2011}}
Áp dụng bất đẳng thức \prod\limits_{ p \le X} {p} < 4^X chúng ta có:
n! <
\prod\limits_{n < p < 2012p} {p^{2011}} < {\left( {\prod\limits_{p < 2012n} p } \right)^{2011}} < \left(4^{2012n}\right)^{2011}=\left(4^{2012\times 2011}\right)^n
Một lần nữa, chúng ta lại có một hàm luỹ thừa ở vế trái và một cấp số nhân ở vế phải.
Lời giải
3. Vì (n!)^{2012}|(2012n)!, và vì \gcd(n!,n!+1) = 1, chúng ta có (n!)^{2013}+(n!)^{2013}|(2012n)!.
Ngoài ra:
\left( n + 1 \right)^{2012}\dfrac{\left( n + 1 \right)! + 1}{n! + 1} > \left( 2012n + 2012 \right)\left( 2012n + 2011 \right)\cdots \left( 2012n + 1 \right)
\Leftrightarrow f\left( n \right) = \frac{\left( 2012n \right)!}{\left( n! \right)^{2013} + \left( n! \right)^{2012}} > \dfrac{\left( 2012n + 2012 \right)!}{\left( \left( n + 1 \right)! \right)^{2013} + \left( \left( n + 1 \right)! \right)^{2012}} = f\left( {n + 1} \right)
Chúng ta thấy \dfrac{{\left( {n + 1} \right)! + 1}}{{n! + 1}} > n, trong khi
(2012 n +2012)(2012 n +2011)\cdots (2012 n +1) < (2012n +2012)^{2012} = 2012^{2012}(n+1)^{2012}.
Chính vì thế, bất đẳng thức ở trên sẽ đúng với một giá trị n đủ lớn. Chính vì thế, đến một giá trị n đủ lớn, hàm số f(n) sẽ là một hàm giảm ngặt. Giả sử rằng tồn tại vô hạn số nguyên n sao cho f(n) là một số nguyên, chúng ta gọi chúng là a_1 < a_2 < \ldots , khi đó, đến một lúc nào đó, dãy số nguyên này sẽ trở thành dãy hằng, tức là \exists k,f(a_k) = f(a_{k+1}) = \ldots . Vì f là một hàm giảm, chúng ta có f(a_k) = f(a_{k+1})=f(a_{k+2}) = \ldots . Chính vì vậy, với mọi t > a_k, chúng ta đều có:
\dfrac{\left( 2012t \right)!}{\left( t! \right)^{2013} + \left( t! \right)^{2012}} = \dfrac{\left( 2012t + 2012 \right)!}{\left( \left( t + 1 \right)! \right)^{2013} + \left( \left( t + 1 \right)! \right)^{2012}}
hay
\left( t + 1 \right)^{2012}\frac{\left( t + 1 \right)! + 1}{t! + 1} = \left( 2012t + 2012 \right)\left( 2012t + 2011 \right)\cdots \left( 2012t + 1 \right)
Áp dụng lý luận tương tự bên trên, chúng ta sẽ thấy rằng, đẳng thức này sẽ không còn đúng với một số t đủ lớn (vì khi đó, vế trái sẽ tăng nhanh và lớn hơn vế phải). Chúng ta có điều phải chứng minh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét