Bài toán 28.[IMC 2012, Day 1, Problem 4] Cho hàm số f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R} là một hàm số liên tục và có đạo hàm thỏa mãn điều kiện f'(t) > f\left(f(t)\right),\,\, \forall t\in \mathbb{R}. Chứng minh rằng f\left(\left(f(t)\right)\right) \leq 0, với mọi t\geq 0. (Đề xuất bởi Tomas Bárta, Đại học Charles, Prague) |
Lời giải
Chúng ta phát biểu và chứng minh những bổ đề sau:
Bổ đề 1. Hoặc \lim\limits_{t\to +\infty} f(t) không tồn tại, hoặc \lim\limits_{t\to +\infty} f(t)\neq +\infty . Giả sử rằng giới hạn của nó là +\infty. Khi đó, tồn tại T_1 > 0 sao cho với mọi t > T_1, chúng ta có f(t) > 2. Sau đó, tồn tại T_2 > 0 sao cho f(t) > T_1 với mọi t > T_2. Vì vậy, f'(t) > f\left(f(t)\right) > 2,\forall t > T_2. Lúc này, sẽ tồn tại số T_3 > 0 sao cho f(t) > t,\forall t > T_3. Vậy nên, f'(t) > f\left(f(t)\right) > f(t),\dfrac{f'(t)}{f(t)} > 1. Lấy tích phân hai vế, chúng ta có \ln \left(f(t)\right)-\ln (T_3) > t-T_3, hay f(t) > T_3\mathrm{e}^{t-T_3},\forall t > T_3. Lấy tích phân một lần nữa từ T_3 đến t, chúng ta sẽ có \mathrm{e}^{-f(T_3)}-\mathrm{e}^{-f(t)} > (t-T_3)T_3\mathrm{e}^{-T_3}. Vế phải tiến đến vô cùng, nhưng vế trái bị chặn trên, vô lý. Chúng ta thu được kết quả như Bổ đề.
Bổ đề 2. Với mọi t > 0, chúng ta có f(t) < t. Theo Bổ đề 1, sẽ có một số thực t sao cho f(t) < t. Chính vì vậy, nếu điều chúng ta giả sử là sai, sẽ tồ tại một số t_0 > 0 nào đó sao cho f(t_0)=0.
- {\it Trường hợp 1}: Tồn tại một số t\geq t_0 sao cho f(t) < t_0. Đặt T=\inf \{t\geq t_0:f(t) < t_0\}. Vì tính liên tục của f, chúng ta có f(T)=t_0. Khi đó, f'(T) > f\left(f(T)\right)=f(t_0)=t_0 > 0. Điều này có nghĩa rằng f > f(T)=t_0 ở lân cận bên phải, trái ngược với định nghĩa của T.
- {\it Trường hợp 2}: f(t)\geq 0,\forall t\geq t_0. Khi đó, chúng ta có f'(t) > f\left(f(t)\right)\geq t_0 > 0. Vì vậy, f' sẽ có một chặn dưới dương trên khoảng (t_0;+\infty), điều này trái ngược với Bổ đề 1 chúng ta đã chứng minh phản biện trên.
(a) Nếu f(s_1) > 0 và f(s_2)\geq s_1, khi đó f(s) > s_1,\forall s > s_2.
(b) Trong trường hợp cụ thể hơn, nếu s_1\leq 0 và f(s_1) > 0, khi đó f(s) > s_1,\forall s > s_1 . Giả sử rằng có một số giá trị s > s_2 sao cho f(s)\leq s_1 và đặt S=\inf\{s > s_2:f(s)\leq s_1\}. Vì tính liên tục của hàm số, chúng ta có f(S)=s_1. Tương tự với Bổ đề 2, chúng ta có f'(S) > f\left(f(S)\right)=f(s_1) > 0. Nếu S > s_2, khi đó, ở lân cận bên trái của S chúng ta sẽ có f < s_1, trái ngược với định nghĩa của S. Nếu không, trong trường hợp S=s_2, chúng ta có f > s_1 trong lân cận bên phải của s_2, lại là một điều trái ngược nữa.
Phần (b) là một hệ quả tất yếu, nếu như chúng ta đặt s_2=s_1.
Trở lại bài toán, với sự hỗ trợ của những Bổ đề trên, chúng ta sẽ chứng minh phát biểu của đề bài như sau.
Giả sử ngược lại, tồn tại một số t_0 > 0 sao cho f\left(f\left(f(t_0)\right)\right) > 0. Đặt t_1=f(t_0), t_2=f(t_1) và t_3=f(t_2) > 0. Chúng ta chứng minh rằng 0 < t_3 < t_2 < t_1 < t_0. Theo Bổ đề hai, chúng ta có t_1 và t_2 dương. Nếu t_1 < 0, f(t_1)\leq 0 ( nếu f(t_1) > 0, chọn s=t_1 ở Bổ đề 3(b) chúng ta sẽ được f(t_0) > t_1, mâu thuẫn). Nếu t_1=0, chúng ta có f(t_1)\leq 0 theo bổ đề 2 và tính liên tục của hàm f. Chính vì vậy, nếu t_1\leq 0, t_2\leq 0. Nếu t_2=0, f(t_2)\leq 0 theo Bổ đề 2 và tính liên tục của hàm f ( mâu thuẫn, vì f(t_2)=t_3>0). Nếu t_2 < 0, theo Bổ đề 3(b), f(t_0)_ > t_2, nên t_1 > t_2. Áp dụng Bổ đề 3(a), chúng ta có f(t_1) > t_2 (mâu thuẫn). Đến đây, chúng ta đã chứng minh được 0 < t_3 < t_2 < t_1 < t_0. Theo Bổ đề 3a), (f(t_1) > 0, f(t_0)\geq t_1), chúng ta có f(t) > t_1 với mọi t > t_0, và tương tự, f(t) > t_2 với mọi t > t_1. Từ đây, chúng ta cũng có với t > t_0, f'(t) > f\left(f(t)\right) > t_2 > 0. Vì vậy, \lim\limits_{t\to +\infty}f(t)=+\infty, mâu thuẫn. Điều mâu thuẫn này cho chúng ta kết quả f\left(f\left(f(t)\right)\right)\leq 0,\forall t > 0. Với t=0, kết quả này vẫn đúng nhờ vào tính liên tục của hàm f.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét