Lời giải
\immini { Kẻ $FI\perp AB$ tại $I$, $FH\perp AC$ tại $H$. Ta có $AC\perp AB$ (tam giác $ABC$ vuông tại $A$) $\Rightarrow FI\parallel AC\Rightarrow\widehat{BFI}=\widehat{C}$ (hai góc đồng vị), mà $\widehat{EFH}=\widehat{C}$ (cùng phụ với $\widehat{HFC}$), nên $\widehat{BFI}=\widehat{EFH}$. Xét $\triangle IBF$ và $\triangle HEF$ ta có $BF=EF$, $\widehat{BFI}=\widehat{EFH}$ (chứng minh trên), $\widehat{FIB}=\widehat{FHE}=90^\circ$ (theo cách dựng). Suy ra $\triangle IBF=\triangle HEF$ (cạnh huyền - góc nhọn) $\Rightarrow FI=FH\Rightarrow AF$ là tia phân giác của $\widehat{BAC}$. Khi đó $\triangle ABF=\triangle ADF$ (c.g.c) $\Rightarrow FB=FD$. Lại có $BF=EF$ (giả thiết) nên $FD=EF$. Vậy tam giác $EFD$ cân tại $F$. } { } Đây là một bài toán chứng minh hình học quen thuộc, gần gũi với học sinh lớp $7$, có thể sử dụng tính chất của góc nội tiếp để chứng minh.Thư viện tra cứu id trong tài liệu
Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu
Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020
[tc50][T2/507 Toán học & tuổi trẻ số 507, tháng 9 năm 2019] Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ ($AB < AC$). Trên cạnh $AC$ lấy điểm $E$, trên cạnh $BC$ lấy điểm $F$ sao cho $EF\perp BC$ và $EF=FB$. Gọi $D$ là điểm thuộc cạnh $AC$ sao cho $AD=AB$. Chứng minh rằng tam giác $EFD$ là tam giác cân. |
By Vũ Ngọc Thành bản Vàng Pheo, xã Mường So, Phong Thổ, Lai Châu at tháng 10 03, 2020
Toán học tuổi trẻ
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét