Bài 1. Với mỗi số nguyên dương $ n$, tìm số thực $M_n$ lớn nhất sao cho với mọi số thực dương $ x_1,x_2,\ldots ,x_n$ thì ta đều có $$\displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{\dfrac {1}{x_k^2}}+\dfrac {1}{\left( \displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{x_k}\right)^2}\ge M_n\left( \displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{\dfrac {1}{x_k}}+\dfrac {1}{\displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{x_k}}\right)^2.$$ |
Lời giải
Điều kiện cần. Với $ x_1=x_2=\cdots =x_n=1,$ ta có $$ n+\dfrac {1}{n^2}\ge M_n\left( n+\dfrac {1}{n} \right)^2 \text{ hay } M_n\le \dfrac {n^3+1}{(n^2+1)^2}.$$ Điều kiện đủ. Ta sẽ chứng minh hằng số trên thỏa mãn điều kiện đề bài, tức là $$\displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{\dfrac {1}{x_k^2}}+\dfrac {1}{\left( \displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{x_k} \right)^2}\ge \dfrac {n^3+1}{(n^2+1)^2}\left( \displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{\dfrac {1}{x_k}}+\dfrac {1}{\displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{x_k}} \right)^2.\quad (*)$$ Theo bất đẳng thức Cauchy-Schwarz thì $$\displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{\dfrac {1}{x_k^2}}\ge \dfrac {1}{n}\left( \displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{\dfrac {1}{x_k}} \right)^2.$$ Đến đây, đặt $ a=\displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{\dfrac {1}{x_k}},b=\dfrac {1}{\displaystyle\sum\limits_{k=1}^n{x_k}}$ là các số dương, ta đưa về chứng minh $$\dfrac {a^2}{n}+b^2\ge \dfrac {n^3+1}{(n^2+1)^2}(a+b)^2.$$ Chú ý rằng $ a\ge n^2b$ nên quy đồng và khai triển, ta có $$(a-n^2b)[ (2n^2-n+1)a-(n^3-n^2+2n)b ]\ge 0.$$ Chú ý rằng $ n^2(2n^2-n+1)-(n^3-n^2+2n)=2(n^2+1)n(n-1)\ge 0$ nên $$(2n^2-n+1)a\ge n^2(2n^2-n+1)b\ge (n^3-n^2+2n)b.$$ Bất đẳng thức cuối đúng nên (*) đúng. Vậy hằng số tốt nhất cần tìm là $M_{\max }=\dfrac {n^3+1}{(n^2+1)^2}$.Bài 2. Cho $2021$ số nguyên khác $0 $ Biết rằng tổng của một số bất kỳ trong chúng với tích của tất cả $2020$ số còn lại luôn âm.
|
Lời giải
Đặt các số đã cho là $ a_1,a_2,\ldots ,a_{2021}$ và $S$ là tích của tất cả số này. Theo đề bài thì $$ a_k+\dfrac {S}{a_k}=\dfrac {a_k^2+S}{a_k} < 0 \text{ với mọi } k=1{,}2,\ldots ,2021 .$$ Nếu như $S > 0$ thì rõ ràng theo trên, ta phải có $ a_k < 0,\forall k$, nhưng điều này vô lý vì khi đó $S$ là tích của $2021$ số âm nên cũng âm.Do đó, $S < 0$ và trong các số đã cho, có lẻ số âm.
Nếu như số lượng số âm là lớn hơn $1$, giả sử hai trong các số đó là $ a_1$, $a_2$ và $| a_2 |\ge | a_1 | $. Khi đó, ta có $ a_2a_3\ldots a_{2021} > 0$ (do trong các số này có chẵn số âm) và $$| a_2a_3\ldots a_{2021} |\ge | a_1 | \text{ nên } a_1+a_2a_3\ldots a_{2021}\ge 0.$$ Điều vô lý này cho thấy không thể có nhiều hơn $1$ số âm, và vì thế nên có đúng một số âm. Giả sử $ a_1$ là số âm duy nhất đó thì ta có $$ a_1+a_2a_3\ldots a_{2021} < 0 \text{ nên } | a_1 | > a_2a_3\ldots a_{2021}.$$ Với mọi cách chia $2021$ số đã cho thành hai nhóm thì sẽ có một nhóm chứa số âm là $ a_1$, đồng thời, giá trị tuyệt đối của tích các số trong nhóm đó, vì có chứa $| a_1 |$, nên sẽ lớn hơn tích các số của nhóm còn lại. Suy ra tổng của hai tích sẽ âm.
Do đó, ta có khẳng định ở câu a) và đáp số cho câu b) là $1$.
Bài 3. Cho hai hàm số $ f\colon \mathbb{R}\to\mathbb{R}$ và $ g\colon \mathbb{R}\to\mathbb{R}$ thỏa mãn $ g(2020) > 0$ và $$\left\{ \begin{array}{l} &f(x-g(y))=f(-x+2g(y))+xg(y)-6\\ &g(y)=g(2f(x)-y)\end{array} \right. $$ với mọi $ x,y\in\mathbb{R} $.
|
Lời giải
- Trong điều kiện thứ nhất, thay $ x\to g(y)$ và $2g(y)$, ta có
$$\begin{array}{l}
f(0)=f(g(y))+g^2(y)-6; \\
f(g(y))=f(0)+2g^2(y)-6.
\end{array}$$
Cộng lại, ta được $3g^2(y)=12$ hay $ g(y)=\pm 2$ với mọi $ y $.
Do $ g(2020) > 0$ nên loại trường hợp $ g(y)=-2,\forall y $. Ta sẽ chỉ ra rằng không xảy ra trường hợp $\exists a\ne b$ sao cho $ g(a)=2,g(b)=-2 $. Thay $ y=2020$ vào điều kiện đầu, ta có $$ f(x-c)-f(-x+2c)=xc-6 \text{ với } c=g(2020) > 0. $$ Suy ra $ f(u)-f(v)$ toàn ánh trên $\mathbb{R}$ với $ u,v\in \mathbb{R} $.
Tiếp theo trong điều kiện sau, thay $ y$ bởi $ a$, $b$, ta có $$g(a)=g(2f(x)-a)=2;g(b)=g(2f(x)-b)=-2 \text{ với mọi } x\in \mathbb{R}.$$ Lại do tính toàn ánh, chọn $u$, $v$ sao cho $$f(u)-f(v)=\dfrac {a-b}{2}$$ thì $2f(u)-a=2f(v)-b$. Suy ra $$2=g(2f(u)-a)=g(2f(v)-b)=-2,$$ điều này vô lý nên trường hợp này không xảy ra. Vì thế $ g(x)=2,\forall x$ nên $ g$ là hàm hằng.
- Với $ g(x)=2,\forall x$, thay vào điều kiện đầu, ta có $ f(x-2)=f(-x+4)+2x-6$ hay $$ f(x)=f(2-x)+2x-2 \text{ hay } f(x)-x=f(2-x)-(2-x).$$ Điều này cho thấy $ h(x)=h(2-x)$ hay $ h(x)$ có đồ thị nhận $ x=1$ là trục đối xứng.
Bài 4. Cho tam giác $ABC$ nhọn, nội tiếp trong đường tròn $(O)$ có trực tâm $H$ và $AH$, $BH$, $CH$ cắt cạnh đối diện lần lượt tại $D$, $E$, $F$. Gọi $I$, $M$, $N$ lần lượt là trung điểm các cạnh $BC$, $HB$, $HC$ và $BH$, $CH$ cắt lại $(O)$ theo thứ tự tại các điểm $L$, $K.$ Giả sử $KL$ cắt $MN$ ở $G$.
|
Lời giải
- Giả sử tia $IH$ cắt $(O)$ ở $R$ thì theo kết quả quen thuộc, ta có $\widehat{ARH}=90^\circ $. Vì thế nên $T\in AR$. Bằng cách xét trục đẳng phương của các đường tròn đường kính $AH$, $BC$ và đường tròn $(O)$, ta có $AR$, $EF$, $BC$ đồng quy. Từ đó suy ra $T\in BC$.
Gọi $(O')$ là đường tròn Euler của tam giác $ABC$ thì $D$, $E$, $F$, $M$, $N\in (O) $. Dễ thấy rằng
$$HM\cdot HK=\dfrac {1}{2}HB\cdot HK=\dfrac {1}{2}HC\cdot HL=HN\cdot HL$$
nên $M$, $N$, $K$, $L$ cùng thuộc đường tròn. Suy ra
$$GL\cdot GK=GM\cdot GN \text{ nên } \mathrm{P}_{G/(O)}=\mathrm{P}_{G/(O')}.$$
Ngoài ra, ta cũng có $\mathrm{P}_{T/(O)}=\mathrm{P}_{T/(O')}$ nên $GT$ chính là trục đẳng phương của $(O)$, $(O')$. Điều này cho thấy $GT\perp OO'$ hay $GT\perp OH$ (do $O'$ là trung điểm của $OH$).
- Ta có $DH$ là phân giác của góc $PDQ$, và $PQ\perp HD$ nên dễ thấy tứ giác $HPDQ$ là hình thoi. Ta biến đổi góc như sau
$$\widehat{ HPQ}=\widehat{ DQP}=\widehat{ QDB}=\widehat{ FHB}.$$
Suy ra $\widehat{ HPN}=\widehat{ MHN}$ nên $HN$ tiếp xúc với $(HMP)$ hay $NP\cdot NM=NH^2=NC^2 $.
Do đó, hai tam giác $NPC$ và $NCM$ đồng dạng với nhau. Suy ra $$\widehat{ NCP}=\widehat{ NMC}=\widehat{ MCB},$$ nên $CP$ là đối trung của tam giác $HBC$. Chứng minh tương tự thì $BQ$ là đối trung trong tam giác $HBC$ nên điểm $S$ chính là điểm Lemoine của tam giác này, kéo theo $HS$ cũng là đối trung của tam giác $HBC$. Lại có $EF$ là đối song ứng với đỉnh $H$ trong tam giác $HBC$ nên suy ra $HS$ chia đôi đoạn thẳng $EF.$
Bài 5. Cho số nguyên dương $ n > 1 $ Chứng minh rằng với mọi số thực $ a\in\left(0;\dfrac{1}{n}\right)$ và mọi đa thức $P(x)$ có bậc $2n-1$ thỏa mãn điều kiện $P(0)=P(1)=0$, luôn tồn tại các số thực $ x_1,x_2$ thuộc $[0;1]$ sao cho $$P(x_1)=P(x_2)\text{ và }x_2-x_1=a .$$ |
Lời giải
Không mất tính tổng quát, giả sử không tồn tại các số $ x_1$, $ x_2$ thỏa mãn đề bài. Khi đó, xét đa thức $Q(x)=P(x+a)-P(x)$ sẽ vô nghiệm trên $[0;1-a]$. Suy ra $Q(x)$ sẽ không đổi dấu trên miền đó vì nếu không, dùng tính liên tục thì sẽ mâu thuẫn. Không mất tính tổng quát, giả sử $Q(x) > 0,\forall x\in[0;1-a]$. Nhận xét rằng $\dfrac {1}{a}\notin\mathbb{Z}^+$ vì nếu không, đặt $\dfrac {1}{a}=m\in\mathbb{Z}^+$ thì ta sẽ có $ ma=1$ và $$Q(a)+Q(2a)+\cdots+Q((m-1)a)=P(1)-P(0)=0,$$ trong khi các số hạng ở vế trái đều dương, vô lý.Tiếp theo, ta có $Q(a)=P(a)-P(0) > 0\Rightarrow P(a) > 0$. Chứng minh tương tự thì $$P(ka) > 0,\forall k=1{,}2,\ldots,n $$ Mặt khác, $Q(1-a)=P(1)-P(1-a)=-P(1-a) > 0$ nên $P(1-a) < 0$. Tương tự thì $$P(1-\ell a) < 0,\forall \ell=1{,}2,\ldots,n $$ Rõ ràng với mỗi $ k\in\{1{,}2,\ldots,n\},$ ta luôn chọn được số nguyên $ \ell_k\in\{1{,}2,\ldots,n\}$ để $$(k-1)a < 1-\ell_ka < ka.$$ Thật vậy, đánh giá này tương đương với $\dfrac {1}{a}-k < \ell_k < \dfrac {1}{a}+1-k$. Mà $ a\in(0;\dfrac {1}{n})$ nên $\dfrac {1}{a}-k > 0$ và $\dfrac {1}{a}-k\notin\mathbb{Z}$ nên khoảng trên phải chứa một số nguyên và gọi số đó là $ \ell_k$. Theo trên thì $P((k-1)a) > 0$, $P(1-\ell_ka) < 0$, $P(ka) > 0$ nên trên khoảng $((k-1)a;ka)$ thì đa thức $P(x)$ có $2$ nghiệm thực phân biệt.
Áp dụng điều này cho tất cả các khoảng $(0;a),(a;2a),\ldots,((n-1)a;na)$ thì ta thấy $P(x)$ sẽ có $2n$ nghiệm thực phân biệt; trong khi $P(x)$ chỉ có bậc $2n-1,$ vô lý.
Vì thế nên điều giả sử là sai và tồn tại hai số thực $ x_1,x_2\in [0;1]$ thỏa mãn đề bài.
Bài 6. Giải phương trình sau trên tập số nguyên dương $$\left(x^2+3\right)^{3^{x+1}}\left[\left(x^2+3\right)^{3^{x+1}}+1\right]+x^2+y=x^2y.$$ |
Lời giải
Dễ thấy $ x=1$ không thỏa nên ta xét $ x > 1$. Thử trực tiếp thấy $ x=2$ thỏa mãn. Xét $ x > 2$, kéo theo $ x^2-1 > 3$. Phương trình đã cho viết lại thành $$\begin{array}{ll} & (x^2+3)^{3^{x+1}}[ (x^2+3)^{3^{x+1}}+1 ]+1=(y-1)(x^2-1) \\ \Leftrightarrow & x^2-1|(x^2+3)^{3^{x+1}}[ (x^2+3)^{3^{x+1}}+1 ]+1 \\ \Leftrightarrow & 4^{3^{x+1}}( 4^{3^{x+1}}+1 )+1\equiv 0\,(\bmod\, x^2-1)\cdot \\ \end{array}$$ Đặt $a=4^{3^{x+1}}$ thì ta có $a^2+a+1\equiv 0\,(\bmod x^2-1)$ nên $$ a^3\equiv 1\,(\bmod\, x^2-1)\text{ hay }4^{3^{x+2}}\equiv 1\,(\bmod\, x^2-1).$$ Lại chú ý rằng $$ a=4^{3^{x+1}}=4^{3\cdot 3^x}=(4^3)^{3^x}\equiv 1\,(\bmod\, 9)$$ nên nếu đặt $M=a^2+a+1$ thì $M\equiv 3\,(\bmod\, 9)$.Điều này cho thấy $ v_3(M)=1$ nên $ v_3\left(x^2-1\right)\le 1$. Mà $ x^2-1 > 3$ và dễ thấy $ x^2-1$ lẻ nên $ x^2-1$ phải có một ước nguyên tố lẻ $ p > 3 $.
Đặt $ h=\text{ord}_p(4)$ thì $ h|p-1$ và $ h|3^{x+2}$. Suy ra $ h=3^k$ với $0\le k\le x+2$. Tuy nhiên, nếu $ k\le x+1$ thì $4^{3^k}\equiv 1\,(\bmod\, p)$ mà $$4^{3^k}-1|a-1 \text{ nên } a\equiv 1\,(\bmod\, p) $$ Điều này vô lý do sẽ kéo theo $0\equiv a^2+a+1\equiv 3\,(\bmod\, p) $. Vì thế nên $ k=x+2$ hay $$\text{ord}_p(4)=3^{x+2} \text{ nên } h=3^{x+2}\le p-1\le x-1.$$ Tuy nhiên, đánh giá này là không thể xảy ra với mọi $ x > 2$. Vì thế nên nghiệm duy nhất của phương trình đã cho là $$(x;y)=\left( 2;\dfrac {7^{27}(7^{27}+1)+4}{3} \right).$$
Bài 7. Cho các số nguyên $ n > k > t > 0$ và $X=\{1{,}2,\ldots ,n\}$. Gọi $\mathcal{F}$ là họ các tập con có $ k$ phần tử của tập hợp $X$ sao cho với mọi $F,F'\in \mathcal{F}$ thì $| F\cap F' |\ge t$. Giả sử không có tập con có $ t$ phần tử nào được chứa trong tất cả các tập $F\in \mathcal{F}$. [1] |
Lời giải
a) Theo giả thiết thì rõ ràng $| \mathcal{F} |\ge 3$, vì nếu không thì điều kiện ii) sẽ không được thỏa mãn. Ta xét các trường hợp sauNếu như mọi tập $F,F'\in \mathcal{F}$ đều có tính chất $| F\cap F' |\ge t+1$ thì ta chỉ cần chọn $B$ là một tập bất kỳ trong $\mathcal{F}$ là được, rõ ràng $| B |=k < 3k$, thỏa mãn đề bài.
Ngược lại, tồn tại hai tập $F,F'\in \mathcal{F}$ mà $| F\cap F' |=t$ thì theo giả thiết, không có tập con $ t$ phần tử nào được chứa trong tất cả tập hợp của họ $\mathcal{F}$; vì thế nên phải có ${F'}'$ sao cho $$(F\cap F')\not\subset {F'}'.$$ Mặt khác, vì $| {{F'}'} |=k > t$ nên phải có phần tử trong ${F'}'$ mà không thuộc vào $F\cap F' $. Khi đó, xét $B=F\cup F'\cup {F'}'$ thì rõ ràng $$| B |\le | F\cup F' |+| {{F'}'} |\le 2k-t+k < 3k .$$ Ta sẽ chứng minh rằng tập hợp này thỏa mãn đề bài. Thật vậy, xét tập $G\in \mathcal{F}$:
- Nếu $G$ là một trong ba tập $F$, $F'$, ${F'}'$ thì có ngay $| B\cap G |\ge k\ge t+1$.
- Nếu $G\ne F,F',{F'}'$ thì nếu $| G\cap F |\ge t+1$ hoặc $| G\cap F' |\ge t+1$ là xong; ngược lại $| G\cap F |=t$ và $ t$ phần tử chung này không đồng thời thuộc ${F'}'$, nên sẽ còn một phần tử chung khác giữa $G$, ${F'}'$ do $| G\cap {F'}' |\ge t$, kéo theo $| B\cap G |\ge t+1 $.
b) Ta thực hiện xây dựng một họ ${\mathcal{F}}'$ các tập con của $X$ như sau:
- Chọn $ t+1$ phần tử nào đó trong tập $B$ ở trên, số cách chọn sẽ nhỏ hơn $\mathrm{C}_{3k}^{t+1}$.
- Chọn $ k-t-1$ phần tử nào đó trong tập $X$ thì có $\mathrm{C}_n^{k-t-1}$ cách.
Bài 8. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn $(O)$ với $B$, $C$ cố định và $A$ thay đổi trên cung lớn $BC$. Dựng hình bình hành $ABDC$ và $AD$ cắt lại $(BCD)$ ở $K$. [1] |
Lời giải
a) Gọi $R$ là bán kính của $(O)$, ta có $$\widehat{ AKB}=180^\circ -\widehat{ BKD}=\widehat{ BCD}=\widehat{ ABC},$$ nên theo định lý sin thì $$R_1=\dfrac {AB}{2\sin AKB}=\dfrac {2R\sin C}{2\sin B}=R\cdot \dfrac {\sin C}{\sin B} $$ Tương tự thì $R_2=R\cdot \dfrac {\sin B}{\sin C}$ nên $R_1R_2=R^2$, không đổi.b) Do các tiếp tuyến nên biến đổi góc được $$\widehat{ KLB}=180^\circ -\widehat{ KBD},\widehat{ KLC}=180^\circ -\widehat{ KCD}.$$ Suy ra $\widehat{ KLB}+\widehat{ KLC}=360^\circ -\left(\widehat{ KBD}+\widehat{ KCD}\right)=180^\circ $ nên $B$, $L$, $C$ thẳng hàng.
Do $BD$ tiếp xúc với $(KBL)$ nên $\widehat{ BKL}=\widehat{ LBD}=\widehat{ CKD}$, mà $KD$ là trung tuyến của tam giác $KBC$ nên $KL$ là đối trung của tam giác này.
Gọi $I$ là trung điểm $BC$. Ta có $$\widehat{ KBI}=\widehat{ KDC}=\widehat{ BAK}.$$ nên $BC$ tiếp xúc với $(ABK)$. Suy ra $\dfrac {BK}{AB}=\dfrac {IK}{IA}$.
Chứng minh tương tự thì $\dfrac {CK}{AC}=\dfrac {IK}{IA}$ nên $\dfrac {KB}{KC}=\dfrac {AB}{AC}$.
Theo tính chất quen thuộc của đường đối trung thì $$\dfrac {LB}{LC}=\dfrac {KB^2}{KC^2}=\dfrac {AB^2}{AC^2}$$ nên $AL$ cũng là đường đối trung của tam giác $ABC$, điều này cho thấy $AL$ đi qua giao điểm hai tiếp tuyến của $(O)$ ở $B$, $C$, là điểm cố định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét