Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

Đề chọn HSG tỉnh Quảng Ninh Ngày 2, năm 2020-2021

Bài 1. Tìm tất cả các hàm số $f\colon \mathbb{R}\longrightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $$ f(x+y)-f(x)f(y)=f(xy)-2xy-1, ~\forall x,y\in\mathbb{R}.$$

Lời giải

\[ f(x+y)-f(x)f(y)=f(xy)-2xy-1, ~\forall x,y\in\mathbb{R}. \tag{1}\] Giả sử tồn tại hàm $f$ thỏa mãn đề bài. Ký hiệu $P(a;b)$ là thao tác thay $x$ bởi $a$, $y$ bởi $b$. Khi đó $$(1): ~P(x ; 0)\Rightarrow f(x) - f(x) f(0)=f(0) - 1,~\forall x\in\mathbb{R}\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}& f(0)=1\\& f(x)= - 1,~\forall x\in\mathbb{R}.\end{array} \right.$$
  • Thử lại hàm $f(x)=-1,~\forall x\in\mathbb{R}$ không thỏa mãn.
  • Xét $f(0)=1:~(1): ~P(1 ; - 1)\Rightarrow f(0) - f(1) f( - 1)=f( - 1) + 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}& f( - 1)=0\\& f(1)= - 1.\end{array} \right.$ \item Nếu $f(1)= - 1:~(1): ~P(x ; 1)\Rightarrow f(x + 1) - f(x) f(1)=f(x) - 2x - 1,\forall x\in\mathbb{R}$
    $\Leftrightarrow f(x + 1)= - 2x - 1,~\forall x\in\mathbb{R}\Leftrightarrow f(x)= - 2x + 1,~\forall x\in\mathbb{R}$. Thử lại thỏa mãn. \item Nếu $f(1)\neq - 1, f( - 1)=0;$ đặt $f(1)=a\neq - 1$. \begin{align*} (1): ~P(x ; 1)~~~~ &\Rightarrow f(x + 1) - f(x)\cdot a=f(x) - 2x - 1,~\forall x\in\mathbb{R} \notag\\ & \Leftrightarrow f(x + 1)=(a + 1) f(x) - 2x - 1. \tag{2}\\ (1): ~P( - x ; - 1) & \Rightarrow f( - x - 1)=f(x) - 2x - 1,~\forall x\in\mathbb{R}. \notag \end{align*} Thay vào $(2)$ ta được \begin{align*} & f(x + 1)=f( - x - 1) + a\cdot(f( - x - 1) + 2x + 1),~\forall x\in\mathbb{R} \notag\\ \Leftrightarrow & f(x + 1)=(1 + a)\cdot f( - x - 1) + a\cdot [2(x + 1) - 1],~\forall x\in\mathbb{R} \notag\\ \Leftrightarrow & f(x)=(1 + a)\cdot f( - x) + a\cdot(2x - 1),\forall x \in \mathbb{R}. \tag{3} \end{align*} Do đó ta được \begin{eqnarray*} & & \left\{ \begin{array}{l}& f(x)=(1 + a)\cdot f( - x) + a\cdot(2x - 1),~\forall x\in\mathbb{R}\\& (1 + a) f(x) + a\cdot( - 2x - 1)=f( - x),~\forall x\in\mathbb{R}.\end{array} \right.\\ & \Rightarrow & \left(a^2 + 2a\right) f(x)=2a^2x + a^2 + 2a,~\forall x\in\mathbb{R}. \end{eqnarray*}}
    • $a= - 2$ không thỏa mãn.
    • $a\neq - 2, a\neq 0\Rightarrow f(x)=A x + B,~\forall x\in\mathbb{R}$.
      $f(0)=1, f( - 1)=0\Rightarrow f(x)=x + 1,~\forall x\in\mathbb{R}$. Thử lại thỏa mãn.
    • $a=0$, từ $(3)$ có $f(x)=f( - x),~\forall x\in\mathbb{R}$.
      $(1):~P(x ; - y): f(x - y) - f(x) f(y)=f(x y) + 2x y - 1,~\forall x, y\in\mathbb{R}$.
      Kết hợp $(1)$ $\Rightarrow f(x + y) - f(x - y)= - 4x y,~\forall x, y\in\mathbb{R}.$
      Cho $y=x$ ta được $f(2x) - 1= - 4x^2,~\forall x\in\mathbb{R}\Leftrightarrow f(x)= - x^2 + 1,~\forall x\in\mathbb{R}.$ Thử lại thỏa mãn.
Vậy tất cả các hàm cần tìm là: $$f(x)= - 2x + 1,~\forall x\in\mathbb{R};\quad f(x)=x + 1,~\forall x\in\mathbb{R};\quad f(x)= - x^2 + 1,~\forall x\in\mathbb{R}.$$

Bài 2. Cho $P(x)$ là đa thức bậc $4$ với hệ số thực, có đúng $4$ nghiệm dương phân biệt. Chứng minh rằng phương trình sau cũng có $4$ nghiệm dương phân biệt $$\dfrac{1 - 3x}{x^4}\cdot P(x) + \left(1 - \dfrac{1 - 3x}{x^4}\right)\cdot P'(x) - P''(x)=0.$$

Lời giải

Đặt $Q(x)=P(x) - P'(x)$. Biến đổi tương được phương trình $$\dfrac{1 - 3x}{x^4}\cdot\left(P(x) - P'(x)\right) + \left(P'(x) - P''(x)\right)=0\Leftrightarrow\dfrac{1 - 3x}{x^4}Q(x) + Q'(x)=0.$$ Không mất tính tổng quát, giả sử $P(x)=(x-x_1)(x-x_2)(x-x_3)(x-x_4)$ với $0 < x_1 < x_2 < x_3 < x_4$.
Suy ra $$Q(x)=P(x) - \displaystyle\sum\limits_{1\leq i < j < k\leq 4}(x - x_i)(x - x_j)(x - x_k).$$ Ta có $Q(x)$ liên tục trên $\mathbb{R}$, đồng thời dễ thấy $$Q(x_1) > 0, ~Q(x_2) < 0, ~Q(x_3) > 0,~ Q(x_4) < 0,~\lim\limits_{x\rightarrow + \infty}Q(x)= + \infty.$$ Suy ra $Q(x)$ cũng có $4$ nghiệm dương phân biệt $0 < y_1 < y_2 < y_3 < y_4$.
Vì $x=0$ không là nghiệm của $(1-3x)Q(x)+x^4Q'(x)=0$ nên $$\dfrac{1 - 3x}{x^4}Q(x) + Q'(x)=0\Leftrightarrow(1 - 3x) Q(x) + x^4Q'(x)=0.$$ Đặt $R(x)=(1 - 3x) Q(x) + x^4 Q'(x)$ liên tục trên $\mathbb{R}.$
Dễ thấy $R(0) > 0, R(y_1) < 0, R(y_2) > 0, R(y_3) < 0, R(y_4) > 0.$
Vậy $R(x)=0$ có $4$ nghiệm dương phân biệt (đpcm).

Bài 3. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, điểm $D$ cố định trên cung $BC$ không chứa $A$ nhưng không phải là điểm chính giữa cung đó. Điểm $P$ di động trên đoạn $AD$ và $P$ không trùng $A,D$. Điểm $Q$ đẳng giác với $P$ trong tam giác $ABC$.

  1. Gọi $G$ là giao điểm của $DQ$ và $BC$. Chứng minh rằng $PG \parallel AQ$.
  2. Kẻ dây cung $DE$ của đường tròn $(O)$ vuông góc với $BC$, $K$ là trung điểm của $DE$, $R$ là hình chiếu vuông góc của $Q$ trên $BC$. Chứng minh rằng đường thẳng qua $R$ và vuông góc với $PK$ luôn đi qua một điểm cố định khi $P$ di động trên $AD$.

Lời giải

  1. $AQ$ cắt $(O)$ tại $N\neq A$, cắt $BC$ tại $H$.
    $\widehat{BAD}=\widehat{CAN}\Rightarrow BD=CN\Rightarrow DN \parallel BC$.
    $\left\{ \begin{array}{l}& \widehat{HCN}=\widehat{BAN}=\widehat{CAD}\\& \widehat{HNC}=\widehat{CDA}\end{array} \right.\Rightarrow \triangle CHN \backsim \triangle ACD$
    $\Rightarrow HN \cdot AD = CD \cdot CN$.
    $\left\{ \begin{array}{l}& \widehat{CDP}=\widehat{QNC}\\& \widehat{PCD}=\widehat{PCB} + \widehat{BCD}=\widehat{ACQ} + \widehat{NAC}=\widehat{CQN}\end{array} \right.$
    $\Rightarrow \triangle CPD \backsim \triangle QCN \Rightarrow CD\cdot CN=QN\cdot PD$.
    $\Rightarrow HN\cdot AD=QN\cdot PD$
    $\Rightarrow\dfrac{DP}{DA}=\dfrac{NH}{NQ}=\dfrac{DG}{DQ}\Rightarrow PG \parallel AN$.
  2. Kẻ $NI\perp BC$. Đường thẳng qua $I$ và vuông góc với $AD$ cắt đường thẳng qua $R$ và vuông góc với $PK$ tại $X$. Ta chứng minh $X$ cố định.
    $\triangle DPK \backsim \triangle IXR$ (các cạnh tương ứng vuông góc) $\Rightarrow XI \cdot DK = RI \cdot DP$.
    Mặt khác, theo chứng minh trên $PG \parallel AQ$
    $\Rightarrow\dfrac{DP}{DA}=\dfrac{DG}{DQ}=\dfrac{NH}{NQ}=\dfrac{IH}{IR}$
    $\Rightarrow IH \cdot DA=IR \cdot DP=XI \cdot DK$
    $\Rightarrow X I=\dfrac{IH \cdot DA}{DK}$ không đổi, đường thẳng $IX$ cố định, suy ra $X$ cố định, đpcm. }

Bài 4. Tìm tất cả các số nguyên dương $n < 60$ sao cho tập hợp $M=\{n;n+1;n+2;\ldots ;60\}$ có thể viết được thành hợp của các tập con đôi một rời nhau thỏa mãn tính chất: trong mỗi tập con có một phần tử bằng tổng tất cả các phần tử còn lại trong tập con đó.

Lời giải

Giả sử tồn tại $n$ thỏa mãn đề bài và $M$ chia được thành $k$ tập. Ta có các nhận xét sau:
  • Mỗi tập con chứa ít nhất $3$ phần tử $\Rightarrow k \le \dfrac{61-n}{3}$.
  • Trong mỗi tập con, nếu $a$ là số lớn nhất thì tổng các phần tử của tập con đó bằng $2a$, nên tổng tất cả các phần tử của $M$ là $S(n)=\dfrac{(n+60)(61-n)}{2}$ là số chẵn.
Mặt khác, tổng tất cả các phần tử của tất cả các tập con $$S(n)\le 2\cdot[60 + 59 + \cdots + (61 - k)]=2\cdot\dfrac{(60 + 61 - k)\cdot k}{2}=(121 - k) \cdot k.$$ Vì $k\le \dfrac{61 - n}{3} < \dfrac{121}{2}$ nên $S(n)\le \left(121 - \dfrac{61 - n}{3}\right)\dfrac{61 - n}{3}=\dfrac{302 + n}{9}\cdot(61 - n)$.
Từ đây suy ra $\dfrac{n + 60}{2}\leq\dfrac{302 + n}{9}\Leftrightarrow n\leq\dfrac{64}{7}\Rightarrow n\leq 9$.
  • Kiểm tra trực tiếp: $S(2),~S(3),~S(6),~S(7)$ lẻ, không thỏa mãn.
  • Xét $n=9$, $k \le \dfrac{61 - 9}{3}=\dfrac{52}{3}\Rightarrow k\leq 17$.
    Mặt khác $S(9)=69 \cdot 26 \le (121 - k) \cdot k$ $\Rightarrow k^2 - 121k + 69\cdot26\le 0 \Rightarrow k\ge 18$, mâu thuẫn, loại.
  • Tương tự $n=8$, $k\le \dfrac{61 - 8}{3}=\dfrac{53}{3}\Rightarrow k\le 17$, $S(8)=34\cdot 53\leq(121 - k)\cdot k \Rightarrow k\ge 18$, loại.
Ta thấy $n=1$, $n=4$, $n=5$ thì thỏa mãn yêu cầu bài toán.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét