Loading [MathJax]/extensions/TeX/mathchoice.js

Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Đề chọn ĐTQG tỉnh Bắc Ninh năm 2020-2021

Bài 1. Cho dãy số {\left(a_n\right)}_{n=0}^{+\infty} xác định như sau:

a_0=0 , a_1=1 , a_{n+2}=2 a_{n+1}-p a_n với mọi số tự nhiên n .
Biết rằng p là số nguyên tố và trong dãy có số hạng bằng -1 . Tìm tất cả các giá trị có thể của p .

Lời giải

Xét p=2, dễ thấy khi đó, mọi số hạng kể từ a_2 đều chẵn nên không thỏa mãn giả thiết.
Xét p lẻ. Từ giả thiết, ta có a_{n+2} \equiv 2 a_{n+1} \pmod{p}.
Nên a_m \equiv 2^{m-1} a_1 \pmod{p} với mọi số nguyên m \geq 2.
Xét với số hạng bằng -1 trong dãy, kí hiệu là a_m ta được 2^{m-1} \equiv-1\pmod{p} . (1)
Lại có a_{n+2} -a_{n+1} \equiv a_{n+1} -a_n \pmod{p-1} nên a_{n+1} -a_0 \equiv (n+1)\left( a_1- a_0 \right) hay \break a_{n+1} \equiv (n+1)\left( a_1- a_0 \right)\pmod{p-1}.
Áp dụng với a_m ta được -1=a_m \equiv m\left( a_1- a_0 \right).
Từ đó m \equiv-1\pmod{p-1} hay m+1=t(p-1). (2)
Từ (1)(2), kết hợp áp dụng định lí Fermat (để ý p lẻ) 2^{p-1} \equiv 1\pmod{p} ta được: -4 \equiv 4 \cdot 2^{m-1} \equiv 2^{m+1} \equiv 1\pmod{p} Từ đó, suy ra giá trị duy nhất p=5 thỏa mãn.

Bài 2. Cho đường tròn (O) bán kính R tiếp xúc với đường thẳng d tại điểm T cho trước. Một điểm M di dộng trên (O), tiếp tuyến của (O) tại M cắt d tại P. Gọi (C) là đường tròn tâm J qua M và tiếp xúc với d tại PI là điểm đối xứng với P qua J.

  1. Chứng minh OI=IP(C) tiếp xúc với đường tròn cố định.
  2. Tìm quỹ tích tâm J của đường tròn (C) khi M di động trên (O).

Lời giải

  1. Ta có \widehat{OMP}=90^{\circ} nên O, M, I thẳng hàng. Gọi K là giao điểm của OP với (C), khi đó PM, IK là các đường cao của \Delta IOP chúng cắt nhau tại F (trực tâm). Gọi E là giao điểm của OF với IP, thì OM=EP=R, suy ra \Delta OEP=\Delta PMO từ đó có \widehat{OPE}=\widehat{POM}, như vậy \Delta IOP cân nên OI=PI. (HS có thể chứng minh thông qua liên hệ giữa các góc \widehat{OMT}, \widehat{OIK}, \widehat{K I P}, \widehat{O P T}).
    Gọi S là điểm xuyên tâm đối của điểm T trên đường tròn (O), gọi k là phương tích của điểm S đối với đường tròn (C). Gọi R_c là bán kính của (C) (R_c thay đổi). Ta tính k.
    Ta có k=P_{S /(C)}=SJ^2- R_c^2.
    Gọi H là hình chiếu của J trên ST, thì JH \parallel d. Trong tam giác vuông SJHSJ^{2}=JH^{2}+SH^{2}=TP^{2}+\left(2 R-R_c\right)^2 (ta luôn có điều này cả khi J nằm trong hay ngoài đoạn ST).
    Suy ra SJ^2-R_c^2=TP^{2}+4 R^2-4 RR_c=OP^2-R^2+4 R^2-4 RR_c=OP^2+3 R^2-4RR_c.
    OP^2=4 PK^2=4PE' \cdot PI=4 R \cdot R_c do đó k=P_{S /(C)}=SJ^2-R_{c}^2=3R^2.
    Bây giờ xét phép nghịch đảo cực S phương tích k=3 R^2 thì đường tròn (C) bảo toàn. Khi đó đường thẳng d biến thành đường tròn (\gamma) có đường kính SA nằm trên ST, với A là điểm nghịch đảo của TSA \cdot ST =3 R^{2} suy ra SA=\dfrac{3R}{2}. Chứng tỏ (\gamma) là đường tròn cố định.
    Do tính bảo giác của phép nghịch đảo nên (C;\gamma)=(C; d)=0^{\circ}, hay (C) tiếp xúc với đường tròn cố định (\gamma) tại P' là nghịch đảo của P.
  2. Ta gọi G là tâm của đường tròn (\gamma) thì SG=\dfrac{3 R}{4}. Lại có 3 điểm G, P'J thẳng hàng và ta có GJ=GP'+P'J=\dfrac{3R}{4}+R_c. (1)
    Ta kéo dài JP một đoạn PQ=\dfrac{3 R}{4}, kí hiệu d' là đường thẳng qua \mathrm{Q} song song với d. Dễ thấy khi tâm J của (C) thay đổi thì Q di động trên đường thẳng d' cố định.
    Ta có JQ=JP+PQ=R_c+\dfrac{3 R}{4}. (2)
    Từ (1)(2) ta có JG =JQ=\mathrm{d}(J ; d)=R_c+\dfrac{3 R}{4} chứng tỏ quỹ tích của tâm J là Parabol có tiêu điểm là G và đường chuẩn là d'.

Bài 3. Một thành phố phát động phong trào đi bộ cho người dân. Thống kê điều tra cho thấy, trong tháng 9 dương lịch, mỗi ngày có ít nhất 84 \% tổng số người dân đi bộ. Trong một ngày, ta gọi hai người dân là một = cặp chăm chỉ= nếu trong ngày đó có ít nhất một trong hai người đi bộ. Chứng tỏ rằng, luôn tìm được hai người là = cặp chăm chỉ= trong tất cả các ngày của tháng 9. (Giả sử rằng, số người dân là số nguyên lớn hơn 2).

Lời giải

Gọi tổng số người dân của thành phố đó là n (n \in \mathbb{N}, n > 2). Nếu n \leq 12 thì mỗi ngày có ít nhất 11 người đi bộ nên có tối đa 1 người không đi bộ. Khi đó chọn bất kì hai người nào cũng là cặp chăm chỉ trong tất cả các ngày.
Nếu n \geq 13, khi đó mỗi ngày, số người không đi bộ nhiều nhất là k, trong đó k=[16 \% n], k \geq 2.
Trong một ngày, ta gọi một cặp là lười nếu họ không phải là cặp chăm chỉ. Như thế, số cặp lười trong mỗi ngày tối đa là \mathrm{C}_{k}^{2}. Vì vậy, số cặp lười trong 30 ngày tháng 9 không lớn hơn 30 \cdot \mathrm{C}_{k}^{2}. (*)
Bây giờ, giả sử ta không thể tìm được cặp chăm chỉ trong tất cả các ngày tháng 9 như yêu cầu đề bài. Khi đó, cứ mỗi cặp lại có ít nhất một ngày trong tháng là lười nên số cặp lười trong tổng số n người dân ít nhất là \mathrm{C}_{n}^{2} . (**)
Từ (*)(**) ta suy ra 30 \mathrm{C}_{k}^{2} \geq \mathrm{C}_{n}^{2}, 30 \cdot k(k-1) \geq n(n-1).
Điều này không thể xảy ra vì k=[16 \% n].
Chứng tỏ luôn tìm được 2 người dân mà mỗi ngày trong tháng đều có ít nhất 1 trong 2 người đi bộ.

Bài viết cùng chủ đề:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét