Loading web-font TeX/Main/Regular

Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

[T12/513 Toán học & tuổi trẻ số 513, tháng 3 năm 2020] (D)(O) là hai đường tròn tiếp xúc nhau tại X. Nếu tiếp xúc trong thì (D) nằm trong (O). A là một điểm thuộc (D) khác X sao cho tiếp tuyến với (D) tại A cắt (O) tại hai điểm phân biệt hoặc trùng nhau. Gọi B là là một trong các giao điểm đó. Chứng minh trục đẳng phương của (O) và đường tròn (B;BA) là một tiếp tuyến của (D).

[T12/513 Toán học & tuổi trẻ số 513, tháng 3 năm 2020] (D)(O) là hai đường tròn tiếp xúc nhau tại X. Nếu tiếp xúc trong thì (D) nằm trong (O). A là một điểm thuộc (D) khác X sao cho tiếp tuyến với (D) tại A cắt (O) tại hai điểm phân biệt hoặc trùng nhau. Gọi B là là một trong các giao điểm đó. Chứng minh trục đẳng phương của (O) và đường tròn (B;BA) là một tiếp tuyến của (D).


Lời giải


Gọi P là giao điểm thứ hai của XB(D); Q là giao điểm thứ hai của AP với (B;BA); \Delta là tiếp tuyến với (D) tại P.
(O)(D) tiếp xúc với nhau tại X nên OB\parallel DP. Vì \Delta tiếp xúc với (D) tại P nên \Delta \perp DP.
Vậy \Delta qua P\Delta\perp OB. {(1)}
BQ=BABA tiếp xúc với (D) tại A nên (QA,QB)\equiv (AB, AQ)\equiv (AB,AP)\equiv (XA,XP)\equiv(XA,XB) \left(\bmod \pi \right).
Do đó A, X, B, Q cùng thuộc một đường tròn.
Vậy P_{P/(O)}=\overline{PX}\cdot \overline{PB}=\overline{PA}\cdot \overline{PQ}=\overline{PX}\cdot \overline{PB}=P_{P/(B,BA)}.{(2)}
Từ (1) và (2) suy ra \Delta là trục đăng phương của (O)(B,BA).

Bài viết cùng chủ đề:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét