Processing math: 0%

Thư viện tra cứu id trong tài liệu

Hướng dẫn xem lời giải theo mã id trong tài liệu

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

[T8/513 Toán học & tuổi trẻ số 513, tháng 3 năm 2020] Cho đường tròn (O) và điểm P nằm trong đường tròn không trùng với O. Đường thẳng \Delta di động luôn đi qua P và không đi qua O cắt (O) tại E, F. Tiếp tuyến tại E, F của (O) cắt nhau tại T. Gọi S là giao điểm của đoạn thẳng TP với (O). Gọi \omega là đường tròn qua S, T đồng thời tiếp xúc với (O). Chứng minh rằng đường tròn \omega luôn đi qua một điểm cố định khi \Delta di động.

[T8/513 Toán học & tuổi trẻ số 513, tháng 3 năm 2020] Cho đường tròn (O) và điểm P nằm trong đường tròn không trùng với O. Đường thẳng \Delta di động luôn đi qua P và không đi qua O cắt (O) tại E, F. Tiếp tuyến tại E, F của (O) cắt nhau tại T. Gọi S là giao điểm của đoạn thẳng TP với (O). Gọi \omega là đường tròn qua S, T đồng thời tiếp xúc với (O). Chứng minh rằng đường tròn \omega luôn đi qua một điểm cố định khi \Delta di động.


Lời giải


Gọi M là trung điểm EF, kẻ ON \perp ST (N thuộc ST) và gọi K là giao điểm của ONEF. Khi đó vì P là trực tâm của \triangle TOK nên có OP \perp KT .(1)
Sử dụng hệ thức lượng cho tam giác vuông OET, ta có OE^2 = \overline{OM} \cdot \overline{OT}. Mặt khác \overline{OM} \cdot \overline{OT} = \overline{ON} \cdot \overline{OK}\;\;\mbox{và}\;\; OE = OS nên OS^2 = \overline{ON} \cdot \overline{OK}. Suy ra \triangle SOK vuông tại S, từ đó KS tiếp xúc với đường tròn (O) tại S và do vậy KS cũng tiếp xúc với đường tròn \omega. Tiếp theo gọi H là giao điểm thứ hai của KT với \omega thi do KS tiếp xúc với \omega nên KS^2 = \overline{KT} \cdot \overline{KH}.
Mà theo hệ thức lượng trong tam giác vuông SOKKS^2 = \overline{KN} \cdot \overline{KO} \Rightarrow \overline{KT} \cdot \overline{KH} = \overline{KN} \cdot \overline{KO}, dẫn đến tứ giác ONHT nội tiếp, suy ra: \widehat{OHT} = \widehat{ONT} = 90^\circ \Rightarrow OH \perp TK \tag{2}. Từ (1)(2) suy ra ba điểm O, P, H thẳng hàng.
Vì tứ giác MPHT nội tiếp, nên \overline{OP} \cdot \overline{OH} = \overline{OM} \cdot \overline{OT} = OE^2 (không đổi), suy ra điểm H cố định.
Do đó đường trọn \omega luôn đi qua điểm H cố định.
Nhận xét: Cũng có thể giải bài này bằng cách sử dụng tính chất của phép nghịch đảo ( xét nghịch đảo cực O, phương tích k = R^2, với R là bán kính của đường tròn (O)) hoặc tính chất cực và đường đối cực ( xét cực - đối cực đối với đường tròn (O)).

Bài viết cùng chủ đề:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét